Sự phát triển mạnh mẽ của tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc để lại dấu ấn rõ nhất ở lĩnh vực nào?
A. Nghiên cứu, giảng dạy và phổ biến khoa học bằng tiếng Việt.
B. Thơ mới và văn xuôi lãng mạn.
C. Các văn bản hành chính, ngoại giao, giáo dục.
D. Thơ văn tuyên truyền cách mạng.
a) Trình bày khái quát về:
- Nguồn gốc của tiếng Việt.
- Quan hệ họ hàng của tiếng Việt.
- Lịch sử phát triển của tiếng Việt.
b) Anh (chị) hãy kể tên một số tác phẩm văn học Việt Nam:
- Viết bằng chú Hán.
- Viết bằng chữ Nôm.
- Viết bằng chữ Quốc ngữ.
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong đoan trích sau:
Ở đây phải chú ý ba khâu:
Một là phải giữ gìn và phát triển vốn chữ của ta (tôi không muốn dùng chữ “từ vựng”).
Hai là nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta (tôi muốn thay chữ “ngữ pháp”).
Ba là giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong mọi thể loại văn (văn nghệ, chính trị, khoa học, kĩ thuật…).
(Phạm Văn Đồng – Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
Văn học chữ Nôm phát triển mạnh nhất vào thời gian nào?
A. Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XV
B. Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XVI
C. Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XVII
D. Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XVIII
Những yếu tố nào tác động đến sự phát triển mạnh mẽ của văn học trung đại Việt Nam?
A. Truyền thống dân tộc
B. Tinh thần thời đại
C. Những ảnh hưởng từ nước ngoài, chủ yếu là của Trung Quốc
D. Tất cả đều đúng
Những yếu tố nào tác động đến sự phát triển mạnh mẽ của văn học trung đại Việt Nam?
A. Truyền thống dân tộc.
B. Tinh thần thời đại.
C. Những ảnh hưởng từ nước ngoài, chủ yếu là của Trung Quốc.
D. Gồm cả 3 yếu tố trên.
2) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Dạo này, dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Hồi nước ta còn thuộc Pháp, thói quen chen tiếng Pháp cũng khá phổ biến và được gọi là “tiếng lai”.
Phải nhận rằng, trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, nhất là của tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời, mà do chưa kịp có từ tương ứng trong tiếng Việt, nên buộc phải dùng thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói cũng như khi viết. Song điều đáng nói là, đang có nhiều người cứ thích nói bằng tiếng Anh những từ hoàn toàn có thể diễn đạt được bằng tiếng Việt, và hãnh diện coi đó là thời thượng, là “sành điệu”.
… Có ý kiến cho rằng hiện tượng nên khuyến khích, vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Một ý kiến thoạt nghe tưởng chừng rất có lí. Thế nhưng người học ngoại ngữ phải chăng có quyền coi thường tiếng mẹ đẻ, phải chăng không cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói Việt Nam? Nói tiếng lai có thể tăng sức nhớ một số từ nước ngoài, nhưng chưa hẳn đã có lợi cho việc học ngoại ngữ. Vì muốn hiểu sâu ngoại ngữ thì phải biết được từ đồng nghĩa hoặc từ tương ứng trong tiếng Việt; dùng từ tiếng nước ngoài mà không chuyển được thành tiếng Việt thì chưa phải đã nắm chắc tiếng nước ngoài. Đâu phải ngẫu nhiên mà những người giỏi tiếng nước ngoài rất ít khi dùng tiếng lai; còn những người sính dùng tiếng lai thì hoặc là cho rằng tiếng Việt không đủ sức diễn tả, hoặc là không thật sự hiểu sâu tiếng nước ngoài nên không dùng được sang tiếng Việt.
(Theo Bài tập Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.21-22)
Câu 1. Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì?
Câu 2. Theo tác giả, muốn hiểu sâu ngoại ngữ thì người học cần điều kiện gì?
Câu 3. Tác giả bày tỏ thái độ như thế nào đối với những người khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài vào?
Câu 4. Từ đoạn trích, anh/chị viết đoạn văn khoảng 5- 8 dòng trỉnh bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Trong thời kì phương Bắc đô hộ, tiếng Việt vay mượn từ ngôn ngữ nào nhiều nhất?
A. Tiếng Hán
B. Tiếng Thái
C. Tiếng Mã Lai
D. Tiếng Khmer
Dòng nào nêu đúng yêu cầu sử dụng tiếng Việt về ngữ pháp?
A. Dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo.
B. Viết câu đúng quy tắc ngữ pháp, dùng đúng dấu câu.
C. Sử dụng đúng các biện pháp tu từ.
D. Viết tiếng Việt đúng theo quy tắc chính tả hiện hành.