Những yếu tố nào tác động đến sự phát triển mạnh mẽ của văn học trung đại Việt Nam?
A. Truyền thống dân tộc
B. Tinh thần thời đại
C. Những ảnh hưởng từ nước ngoài, chủ yếu là của Trung Quốc
D. Tất cả đều đúng
Văn học viết Việt Nam gồm: văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (văn học trung đại) và văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay (văn học hiện đại). Cần nắm được đặc điểm chung và đặc điểm riêng của văn học trung đại và văn học hiện đại theo các gợi ý sau:
a) Những nội dung lớn của văn học Việt Nam trong quá trình phát triển. b) Văn học viết Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài như thế nào? Nêu một số hiện tượng văn học tiêu biểu để chứng minh. c) Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại về ngôn ngữ và hệ thống thể loại.Trong thời kì Pháp thuộc, yếu tố nào giúp cho tiếng Việt phát triển mạnh mẽ?
A. Tiếng Pháp
B. Tiếng Hán
C. Chữ Nôm
D. Chữ quốc ngữ
Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:
– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi ý sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.1. Hãy chỉ ra những điểm mới trong tư tưởng về nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong câu: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo".
3. Trong đoạn 1 của "Đại cáo bình Ngô", Nguyễn Trãi đã dựa vào những yếu tố nào để khẳng định sự tồn tại có độc lập chủ quyền của nước Đại Việt ta?
Văn học thời kì từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX gồm những bộ phận chủ yếu nào?
A. Văn học chữ Hán
B. Văn học chữ Nôm
C. Văn học chữ quốc ngữ
D. Cả 3 ý trên
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước." 1- anh(chị) hãy đặt tên cho đoạn trích 2-chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn trên 3-đoạn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? đặc trưng? 4-tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu " Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm , khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"
Hình tượng trong văn bản văn học được dựng lên chủ yếu nhờ những loại yếu tố, chất liệu nào?
A. Chất liệu ngôn từ (từ ngữ âm tới ngữ nghĩa và ngữ pháp).
B. Chất liệu hình tượng (chi tiết, cốt truyện, cấu tứ, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng,...).
C. Chất liệu ngôn từ là chính, chất liệu hình tượng là phụ.
D. Chất liệu ngôn từ là phụ, chất liệu hình tượng là chính.
Trong những tác phẩm sau tác phẩm nào không phải của Văn học Trung đại Việt Nam?
A. Đại Cáo Bình Ngô - Nguyễn Trải
B. Cảnh khuya - Hồ Chí Minh
C. Truyện Kiều - Nguyễn Du
D. Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều