Gọi x là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của người. Trong nhân tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Đao có số nhiễm sắc là:
A. 2x+1
B. x+1
C. 2x-1
D. x-1
Dạng đột biến và số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của hội chứng Đao là
A. thể 3 ở cặp NST 21- có 47 NST.
B. thể 3 ở cặp NST 23 - có 47 NST.
C. thể 1 ở cặp NST 23 - có 45 NST
D. thể 1 ở cặp NST 21 - có 45 NST
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng là 4pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng nhiễm sắc thể và hàm lượng ADN có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này là:
Thể đột biến |
A |
B |
C |
D |
Số lượng NST |
24 |
24 |
36 |
24 |
Hàm lượng ADN |
3,8 pg |
4,3 pg |
6pg |
4pg |
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(I). Thể đột biến A là đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
(II). Thể đột biến B là đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
(III). Thể đột biến C là đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến tam bội.
(IV). Thể đột biến D có thể là đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Bác sĩ lấy mẫu bệnh phẩm của 2 bệnh nhân A và B làm xét nghiệm tế bào thu được kết quả: Tế bào của mẫu A đếm được của trong nhân tế bào có 47 chiếc nhiễm sắc thể, tế bào của mẫu B có 45 chiếc nhiễm sắc thể. Bác sĩ kết luận:
(1) Hai bệnh nhân bị đột biến NST dạng đa bội
(2) Bệnh nhân B mắc hội chứng XO(tocno)
(3) Hai bệnh nhân bị đột biến NST dạng dị bội
(4) Bệnh nhân A bị đột biến cấu trúc NST ở dạng thừa 1 chiếc NST trong tế bào
(5) Bệnh nhân A có thể mắc một trong hai hội chứng sau:Đao; klaiphento;siêu nữ (tùy thuộc vào bệnh nhân đó là nam hay nữ,biểu hiện bên ngoài như thế nào, thì BS sẽ kết luận cụ thể)
A. (2),(3),(4)
B. (2),(3),(5)
C. (1),(3),(5)
D. (1),(2),(4)
Trong giao tử đực (tinh tử) của loài thực vật A có 8 nhiễm sắc thể. Các tế bào rễ của loài thực vật B có 24 nhiễm sắc thể. Thụ phấn loài B bằng hạt phấn của loài A, người ta thu được một số con lai bất thụ nhưng có khả năng sinh sản sinh dưỡng. Sau một số thế hệ cây lai sinh sản sinh dưỡng, người ta thu được một số cây lai hữu thụ. Số lượng nhiễm sắc thể của cây lai hữu thụ là
A. 4n = 40.
B. 4n = 64.
C. 2n = 32.
D. 2n = 20.
Ở một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 7 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VII có số lượng nhiễm sắc thể kép ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng
Thể đột biến |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng |
36 |
72 |
48 |
84 |
60 |
96 |
180 |
Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, số thể đột biến đa bội lẻ là
A. 5
B. 6
C. 3
D. 4
Mẹ bị đột biến thể một cặp nhiễm sắc thể số 4, bố bị đột biến thể ba cặp nhiễm sắc thể số 2. Cho rằng trong giảm phân của bố và mẹ, nhiễm sắc thể vẫn phân ly bình thường, không phát sinh đột biến mới. Người con đầu của họ có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng bằng số lượng nhiễm sắc thể của người bình thường. Khả năng người con đó của họ bị đột biến nhiễm sắc thể là:
A. 25%
B. 75%
C. 50%
D. 37,5%
Ở cà độc dược 2n = 24, thể một nhiễm có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là:
A. 48
B. 36
C. 25
D. 23
Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=24. Tế bào sinh dưỡng của thể không nhiễm thuộc loài này có số lượng nhiễm sắc thể là
A. 20.
B. 22.
C. 23.
D. 25.