Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp lai: là phương pháp chọn tạo giống truyền thống.
- Phương pháp gây đột biến thực nghiệm
- Phương pháp sử dụng công nghệ tế bào: nuôi cấy mô, nuôi cấy bao phấn,..
- Phương pháp sử dụng công nghệ gen.
- Trong thực tế thường kết hợp một số phương pháp với nhau
Các ví dụ minh họa (các thành tựu đã đạt được):
Viện Di truyền Nông nghiệp đã kết hợp phương pháp chọn giống truyền thống và đột biến thực nghiệm để tạo ra các giống mới có năng suất chất lượng cao hơn như:
- Giống lúa DT10, khang dân đột biến, DS1, J01, J02,…, giống đậu tương DT84,
- Tạo dòng cam, bưởi không hạt bằng các kỹ thuật cứu phôi, hạt lép,hạt nhỏ và dung hợp tế bào trần
- Nuôi cấy bao phấn, noãn chưa thụ tinh tạo dòng thuần ở ngô
- Tạo dòng ngô chuyển gen kháng sâu Cry1Ac
- Tạo dòng đậu tương chuyển gen chịu hạn
- Ứng dụng kỹ thuật chọn giống phân tử (MAS, MABC) trong chọn tạo giống kháng bệnh, chống chịu với điều kiện bất lợi: Giống lúa Khang Dân 18 mang gen Sub1 chịu ngập tại Nam Định và giống OM6976 mang gen Saltol chịu mặn tại Bạc Liêu được chọn tạo bằng phương pháp MABC.
http://www.agi.gov.vn/vi/mot-so-thanh-tuu-noi-bat/926/ket-qua-nghien-cuu-va-trien-khai
Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam cũng đã chọn tạo được rất nhiểu giống cây như lúa, ngô, đậu tương, cà chua, chè, cà phê, nấm bằng cách kết hợp các phương pháp chọn giống.
http://www.vaas.org.vn/thanh-tuu-da-dat-duoc-a12731.html