Trong một hệ sinh thái bị nhiễm kim loại nặng thủy ngân, cho các chuỗi thức ăn sau:
I. Thực vật → Thỏ → Người.
II. Thực vật → Cá→ Vịt →Người.
III. Thực vật → Động vật phù du→Cá→Chim → Người
IV. Thực vật → Người.
Trong các nhận định về các chuỗi thức ăn trên, nhận đinh không đúng là
A. Chuỗi thức ăn II, vịt là sinh vật tiêu thụ bậc 2.
B. Chuỗi thức ăn IV gây ngộ độc cho người nặng nhất.
C. Chuỗi thức ăn III gây ngộ độc cho người nặng nhất.
D. Chuỗi thức ăn I, thỏ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
Cho lưới thức ăn sau:
Cho các nhận định sau về lưới thức ăn trên:
I. Lưới thức ăn này có 2 loại chuỗi thức ăn.
II. Trong chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật sản xuất, thực vật phù du có sinh khối lớn nhất.
III. Chuỗi thức ăn dài nhất có 4 mắt xích.
IV. Mối quan hệ giữa động vật phù du và côn trùng có thể là mối quan hệ cạnh tranh.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Giả sử một chuỗi thức ăn ở một hệ sinh thái vùng biển khơi được mô tả như sau:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chuỗi thức ăn này?.
I. Chỉ có động vật phù du và cá trích là sinh vật tiêu thụ.
II. Cá ngừ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
III. Mối quan hệ giữa cá ngừ và cá trích là quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi.
IV. Sự tăng, giảm kích thước của quần thể cá trích có ảnh hưởng đến kích thước của quần thể cá ngừ.
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Trong một ao nuôi cá, bón phân là biện pháp hữu hiệu nhằm tăng lượng chất dinh dưỡng cho thực vật phù du, thực vật phù du là thức ăn cho các nhóm giáp xác, đến lượt mình giáp xác là thức ăn cho cá mè và cá rô phi đơn tính, hai nhóm cá này lại là thức ăn cho cá trê và cá quả (cá lóc). Cá rô phi đơn tính có giá trị kinh tế cao, là đối tượng chủ đạo của ao nuôi. Để thu được hiệu quả kinh tế cao nhất, người dân cần
A. Làm tăng số lượng cá mè trong ao nuôi
B. Loại bỏ hoàn toàn giáp xác ra khỏi ao nuôi
C. Hạn chế bón phân cho ao nuôi
D. Loại bỏ cá quả (cá lóc) và cá trê trong ao.
Trong một ao nuôi cá, bón phân là biện pháp hữu hiệu nhằm tăng lượng chất dinh dưỡng cho thực vật phù du, thực vật phù du là thức ăn cho các nhóm giáp xác, đến lượt mình giáp xác là thức ăn cho cá mè và cá rô phi đơn tính, hai nhóm cá này lại là thức ăn cho cá trê và cá quả (cá lóc). Cá rô phi đơn tính có giá trị kinh tế cao, là đối tượng chủ đạo của ao nuôi. Để thu được hiệu quả kinh tế cao nhất, người dân cần:
A. Làm tăng số lượng cá mè trong ao nuôi
B. Loại bỏ hoàn toàn giáp xác ra khỏi ao nuôi.
C. Hạn chế bón phân cho ao nuôi
D. Loại bỏ cá quả (cá lóc) và cá trê trong ao.
Trong một hệ sinh thái, chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi sau cung cấp cho con người nhiều năng lượng nhất? Biết sinh khối của thực vật ở các chuỗi thức ăn là ngang nhau
A. Thực vật -> động vật phù du -> cá -> lợn -> người
B. Thực vật -> dê -> người
C. Thực vật -> động vật phù du -> cá -> người
D. Thực vật -> người
Khi nghiên cứu 4 loài sinh vật thuộc một chuỗi thức ăn trong một quần xã người ta thu được số liệu như sau:
Loài |
Số cá thể |
Khối lượng trung bình của mỗi cá thể (đơn vị tính theo mức tương quan |
Bình quân năng lượng trên một đơn vị khối lượng (đơn vị tính theo mức tương quan) |
1 |
1000 |
25,0 |
1,0 |
2 |
5 |
10,0 |
2,0 |
3 |
500 |
0,002 |
1,8 |
4 |
5 |
300000,0 |
0,5 |
Dòng năng lượng đi qua chuỗi thức ăn này có thể là
A. 2→3→1→4
B. 4→1→2→3
C. 4→3→2→1
D. 1→2→3→4
Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du, trong đó sinh khối của quần thể giáp xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức ăn. Có các phát biểu sau:
(1)Giáp xác sử dụng thức ăn tiết kiệm nên tiêu thụ rất ít thực vật phù du.
(2)Giáp xác là động vật tiêu thụ nên luôn có sinh khối lớn hơn con mồi.
(3)Thực vật phù du có chu trình sống ngắn, tốc độ sinh sản nhanh.
(4)Thực vật phù du chứa nhiều chất dinh dưỡng cho nên giáp xác sử dụng rất ít thức ăn.
Phát biểu đúng là:
A. (1) đúng; (2) đúng; (3) đúng; (4) sai
B. (1) đúng; (2) sai; (3) sai; (4) đúng
C. (1) sai; (2) đúng; (3) đúng; (4) đúng
D. (1) sai; (2) sai; (3) đúng; (4) sai
Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du, trong đó sinh khối của quần thể giáp xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức ăn. Có các phát biểu sau:
(1). Giáp xác sử dụng thức ăn tiết kiệm nên tiêu thụ rất ít thực vật phù du.
(2). Giáp xác là động vật tiêu thụ nên luôn có sinh khối lớn hơn con mồi.
(3). Thực vật phù du có chu trình sống ngắn, tốc độ sinh sản nhanh.
(4). Thực vật phù du chứa nhiều chất dinh dưỡng cho nên giáp xác sử dụng rất ít thức ăn.
Phát biểu đúng là:
A. (1) đúng; (2) đúng; (3) đúng; (4) sai
B. (1) đúng; (2) sai; (3) sai; (4) đúng
C. (1) sai; (2) đúng; (3) đúng; (4) đúng
D. (1) sai; (2) sai; (3) đúng; (4) sai