BaekYeol Aeri

Trình bày đặc điểm tự nhiên cấu trúc địa hình lục địa bắc mĩ ,nam mĩ?

giúp với.

Bùi Khánh Thi
22 tháng 3 2017 lúc 20:25

*Bắc Mĩ:

Đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mỹ tương đối đơn giản gồm ba khu vực địa hình:

+ Phía Tây:

- Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ gồm nhiều dãy núi chạy song song, kéo dài từ A-la-xca đến eo đất Trung Mỹ, dài 9000km độ cao trung bình 3000-4000 mét, xen vào giữa là các cao nguyên, bồn địa.

- Miền núi Cooc-đi-e Hoa Kỳ có nhiều khoáng sản ( đồng, vàng, quặng đa kim, uranium…)

+ Ở giữa :

- Đồng bằng trung tâm rộng lớn, cao ở phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần phía Nam và Đông Nam, tựa như một lòng máng khổng lồ chạy từ Bắc xuống Nam, tạo điều kiện cho các khối khí lạnh ở phía Bắc và khối khí nóng ở phía Nam xâm nhập

- Trên đồng bằng có các hồ rộng (hệ thống Hồ Lớn ), nhiều sông ngòi (Mi-xi-xi-pi).

+ Phía Đông :

- Gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-do của Canada và dãy núi cổ A-pa-lát trên đất Hoa Kỳ độ cao trung bình dưới 1500 mét.

- Miền núi A-pa-lát có nhiều mỏ than, mỏ sắt trữ lượng lớn và tiềm năng thuỷ điện.

*Nam Mĩ:

Nam Mĩ có ba khu vực địa hình.
Dãy núi trẻ An-đét chạy dọc phía tây của Nam Mĩ. Đây là miền núi trẻ, cao và đồ sộ nhất châu Mĩ. Độ cao trung bình từ 3000 ra đến 5000 m, nhưng nhiều đỉnh vượt quá 6000 m, băng tuyết bao phủ quanh năm. Giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng, quan trọng nhất là cao nguyên Trung An-đet. Miền núi An-đet có độ cao lớn lại trải dài trên nhiều vĩ độ nên thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam và từ thấp lên cao, rất phức tạp.
ở giữa là các đồng bằng rộng lớn. Phía bắc là đồng bằng Ô-ri-nô-cô hẹp. nhiều đầm lầy. Tiếp đến là đồng bằng A-ma-dôn, rộng và bằng phẳng nhất thế giới. Phía nam có đồng bằng Pam-pa và đồng bằng La-pla-ta, địa hình cao dần về phía dãy An-đet ; đây là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.
Phía đông là các sơn nguyên. Sơn nguyên Guy-a-na được hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành một miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng. Sơn nguyên Bra-xin cũng được hình thành từ lâu nhưng được nâng lên, bề mặt bị cắt xẻ ; rìa phía đông sơn nguyên có nhiều dãy núi khá cao xen các cao nguyên núi lửa ; đất tốt, khí hậu nóng và ẩm ướt nên rừng cây phát triển rậm rạp.


Bình luận (0)
Lê Thị Minh Trâm
17 tháng 3 2017 lúc 12:19
Bắc Mĩ Nam Mĩ
Hệ thống núi

*Hệ thống núi cao, đồ sộ, hiểm trở, chiếm 1/2 diện tích lục địa Bắc Mĩ

* Mưa rất ít (do Cooc-đi-e trải dài ngăn cản các khối khí từ Thái Bình Dương vào)

*Hệ thống núi Anđét cao đồ sộ nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ không đáng kể

*Tuyết bao phủ quanh năm. Vùng phía Tây An-đet do ảnh hưởng của dòng biển lạnh nên hầu như không có mưa. Vùng Nam và Bắc An-đet rừng phát triển.

Đồng bằng

*Cao dần về phía Bắc, thấp dần về phía Nam

*Khí hậu phân hóa theo chiều bắc-nam và phân hóa theo chiều tây-đông.

*Phần lớn là chuỗi đồng bằng thấp, nối tiếp nhau

*Khí hậu nóng ẩm, mưa quanh năm ở Amadon.

Địa hình phía Đông

*Chủ yếu là hệ thống núi già.

*Khí hậu thuận lợi cho việc phát triển rừng lá rộng

*Chủ yếu các sơn nguyên.

*Khí hậu nóng, ẩm ướt - rừng cây phát triển rậm rạp.

Bình luận (0)
Nhật Hạ
4 tháng 4 2020 lúc 20:56

- Địa hình Bắc Mĩ: chia làm 3 khu vực rõ rệt:

+ Hệ thống Cooc - đi - e ở phía tây: cao, đồ sộ, hiếm trở và có nhiều khoáng sản.

+ Miền đồng bằng ở giữa: rộng lớn, hành lòng máng khổng lồ và có nhiều hồ lớn, sông dài.

+ Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông: gồm sơn nguyên trên bán đảo La - bra - đa và dãy núi A - pa - lat.

- Địa hình Nam Mĩ: chia làm 3 khu vực chính:

+ Miền núi trẻ ở phía tây, điển hình là dãy An - đet: Cao, đồ sộ nhất châu Mĩ. Giữa các dãy núi có nhiều thung lung và cao nguyên.

+ Miền đồng bằng ở giữa: Cao dần về phía tây An - đet, gồm chuổi các đồng bằng rộng lớn như đồng bằng A - ma - dôn, Pam - pa, Pla - ta, .... Đồng bằng A - ma - dôn rộng và bằng phẳng nhất thế giới.

+ Các sơn nguyên ở phía đông, điển hình là sơn nguyên Guy - a - na và Bra - xin được hình thành từ lâu dài: Sơn nguyên Guy - a - na là 1 miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng. Sơn nguyên Bra - xin có bề mặt bị cắt xẻ. Riêng phía đông sơn nguyên có các dãy núi xen vào các cao nguyên.

- Đặc điểm chung:

Cấu trúc địa hình: miền núi trẻ ở phía tây, miền đồng bằng ở giữa, miền sơn nguyên và núi già ở phía đông.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hi Ceri
Xem chi tiết
Nguyễn Như Hậu
Xem chi tiết
Kiều Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Trà My
Xem chi tiết
Ridofu Sarah John
Xem chi tiết
van luong ngoc duyen
Xem chi tiết
Thu Phương
Xem chi tiết
Nga Nguyễn
Xem chi tiết