Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hi Ceri

trình bày đặc điểm địa hình bắc mĩ và nam mĩ ? cấu trúc địa hình bắc mĩ và nam mĩ có đặc điểm gì chung?

Dương Nguyễn
22 tháng 4 2017 lúc 12:02
Địa hình Bắc Mĩ:

- Chia làm 3 khu vực rõ rệt:

+ Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây: cao, đồ sộ, hiểm trở và có nhiều khoáng sản.

+ Miền đồng bằng ở giữa: rộng lớn, hình lòng máng khổng lồ và có nhiều hồ lớn, sông dài.

+ Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông: gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo và dãy núi A-pa-lat.

Địa hình Nam Mĩ:

- Chia làm 3 khu vực địa hình:

+ Miền núi trẻ ở phía tây, điển hình là dãy An-đet: Cao, đồ sộ nhất châu Mĩ. Giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên.

+ Miền đồng bằng ở giữa: Cao dần về phía dãy An-đet, gồm chuỗi các đồng bằng rộng lớn như đồng bằng A-ma-dôn, Pam-pa, La-pla-ta,... Đồng bằng A-ma-dôn rộng và bằng phẳng nhất thế giới.

+ Các sơn nguyên ở phía đông, điển hình là sơn nguyên Guy-a-na và Bra-xin đc hình thành từ lâu đời: Sơn nguyên Guy-a-na là 1 miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng. Sơn nguyên Bra-xin có bề mặt bị cắt xẻ. Rìa phía đông sơn nguyên có các dãy núi xen các cao nguyên.

Đặc điểm chung:

- Có cấu trúc địa hình: miền núi trẻ ở phía tây, miền đồng bằng ở giữa, miền sơn nguyên và núi già ở phía đông.

Phương Anh (NTMH)
7 tháng 3 2017 lúc 20:46

* Giống nhau :
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi
2. Sự phân bố dân cư :
* Giống: dân cư đều tập trung vùng cửa sông, ven biển.
* Khác:
- Trung và Nam Mĩ: dân cư phân bố trên mạch núi An-đét, trong khi hệ thống Cooc-đi-e dân cư thưa thớt.
- Dân cư Trung và Nam Mĩ thưa thớt trên đồng bằng A-ma-dôn, Bắc Mĩ dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng trung tâm.

Vũ Lam Nhật Nhật
22 tháng 4 2017 lúc 21:01

Địa hình Bắc Mĩ:

-Phía Tây:

+Hệ thống Cooc-đi-e cao đồ sộ dài 9000 km theo hướng Bắc Nam.

+Có nhiều dãy núi cao song song và xen kẽ.

+Là miền có nhiều khoáng sản quý.

-Ở giữa:

+Đồng bằng trung tâm có hình lòng máng lớn, cao ở phía B-TB, thấp dần về phía N-ĐN.

-Phía Đông:

+Miền núi già Apalat cổ thấp, có hướng ĐB-TN.

+Là miền có nhiều khoáng sản.

+Có sông dài và hồ.

Địa hình Nam Mĩ:

-Phía Tây:

+Hệ thống núi trẻ Anđét cao đồ sộ.

+Có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi.

-Ở giữa:

+Gồm có đồng bằng Amazon và đồng bằng Pampa.

-Phía Đông:

+Gồm có sơn nguyên Guy-a-na và sơn nguyên Brazin.

Cấu trúc địa hình Bắc và Nam Mĩ đều chia làm 3 khu vực: Núi trẻ phía Tây, đồng bằng ở giữa và sơn nguyên phía Đông.

Ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu =))

Chúc bạn học tốt =))

Name
5 tháng 5 2021 lúc 21:10
 undefined
  
  

 


Các câu hỏi tương tự
Nga Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Trà My
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hell Red
Xem chi tiết
Nguyễn Đỗ Minh Khoa
Xem chi tiết
van luong ngoc duyen
Xem chi tiết
BaekYeol Aeri
Xem chi tiết
 トラムアン
Xem chi tiết
nguyen thi huong giang
Xem chi tiết