a) Dưới nước :
+ Cây có lá nổi trên mặt nước : Phiến lá thường to, giúp lá dễ nổi, tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng.
+ Cây có lá chìm trong nước : Phiến lá nhỏ, dài và mảnh giúp lá tránh được các tác động của sóng.
+ Cây sống trôi nổi trên mặt nước : Cuống lá phình to, xốp chứa nhiều không khí giúp cây dễ nổi.
b) Trên cạn :
+ Cây mọc nơi khô hạn có nhiều nắng, gió : Thường có rễ ăn sâu và lan rộng, thân thấp, phân cành nhiều, lá thường có lớp lông hoặc sáp bao phủ.
- Rễ ăn sâu : Giúp cây không bị đỗ và tìm nguồn nước.
- Lan rộng : Hút sương đêm.
- Lá có sáp hoặc có lông : Để hạn chế sự thoát hơi nước
+ Cây mọc nơi râm mát và ẩm nhiều : Thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn do ít ánh sáng nên cây thường vươn cao để nhân được nhiều ánh sáng hơn.
+ Cây mọc nơi khô hạn có nhiểu nắng, gió : Thường có rễ ăn sâu và lan rộng, thân thấp, phân cành nhiều, lá thường có lớp lông hoặc sáp bao phủ.
+ Cây mọc nơi râm mát và ẩm nhiều : Thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn.