Cho 2 bình nhiệt lượng kế: Bình 1 chứ m1=4kg nước ở nhiệt độ t1=680C, bình 2 chứa m2=5kg nước ở nhiệt độ t2=200C. Người ta trút 1 lượng nước khối lượng m từ bình 1 sang bình 2, sau khi cân bằng nhiệt lại trút 1 lượng nước khối lượng m từ bình 2 trở lại bình 1. Gọi \(\Delta t\)là độc hênh lêch j nhiệt độ giữa 2 bình sau đó. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước với các bình và môi trường. Để \(\Delta t\)<160C thì m phải thỏa mãn điều kiện gì ?
Có hai bình cách nhiệt. Bình 1 chứa 4kg nước ở 20 độ C. Bình 2 chứa 8kg nước ở 40 độ C. Người ta trút 1 lượng nước m từ bình 2 sang bình 1. Sau khi nhiệt độ ở bình 1 đã ổn định người ta lại trút 1 lượng nước m từ bình 1 sang bình 2. Nhiệt độ ở bình 2 khi đã cân bằng nhiệt là 38 độ C. Tính lượng nước m đã trút và nhiệt độ ổn định ở bình 1.
có hai bình cách nhiệt đủ lớn cùng đựng 1 lượng nước ,ở bình 1 nhiệt độ t1, bình 2 t2.Lúc đầu người ta rót 1 lượng nước từ bình 1 sang bình 2. Khi thấy cân bằng nhiệt thì thấy nhiệt độ nước trong bình 2 tăng gấp đôi nhiệt độ ban đầu. Sau đó người ta lại rót 1 nửa lượng nước đang có từ bình 2 sang bình 1. Nhiệt độ trong bình 1 sau khi đã CBN là 30oC (bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa mtrường)
a) Tính t1,t2
b) Nếu rót hết phần nước còn lại từ bình 2 sang bình 1 thì nhiệt đọ bình 1 khi đã cân bằng nhiệt là bao nhiêu ?
Có hai bình cách nhiệt đựng cùng một chất lỏng nào đó, nhiệt độ mỗi bình khác nhau. Ban đầu bình 2 có nhiệt độ 10 0 C . Một học sinh lần lượt múc từng ca chất lỏng từ bình 1 đổ sang bình 2 và ghi nhiệt độ lại khi cân bằng nhiệt ở bình 2 sau mỗi lần đổ. Khi đổ ca đầu tiên thì nhiệt độ bình 2 là 17 , 5 0 C . Sau đó học sinh ấy đổ thêm 2 ca nữa thì nhiệt độ bình 2 là 25 0 C . Coi nhiệt độ và khối lượng của mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 1 đều như nhau. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Nhiệt độ của chất lỏng ở bình 1 là:
A. 50 0 C
B. 45 0 C
C. 40 0 C
D. 35 0 C
Hai bình cách nhiệt đang có chứa một lượng nước như nhau. Bình thứ nhất đang có nhiệt độ 30 0 C , bình 2 là 60 0 C . Người ta múc 50g nước từ bình 2 đổ sang bình 1 thì đo được nhiệt độ của bình 1 sau khi cân bằng là 35 0 C . Sau đó người ta lại múc 50g nước từ bình 1 đổ sang bình 2. Nhiệt độ của bình 2 sau khi cân bằng là 50 0 C . Lượng nước có trong bình 1 và bình 2 là :
A. 0,25kg và 0,125kg
B. 0,5kg và 0,5kg
C. 0,25kg và 0,5kg
D. 0,5kg và 0,25kg
Cho 3 bình nhiệt luợng kế. Trong mỗi bình chứa cùng 1 lượng nước như nhau và bằng m=1kg. Bình 1 chứa nước ở nhiệt độ t1=40C, bình 2 ở t2 =35C còn nhiệt độ t3 ở bình 3 chưa biết. Lần lượt đổ khối lượng nước m' từ bình 1 sang bình 2, sau đó từ bình 2 sang bình 3 và cuối cùng từ bình 3 trở lại bình 1. Khi cân bằng nhiệt thì 2 trong 3 bình có cùng nhiệt độ là t=36 C. Tìm t3 và m'. Bỏ qua mọi hao phí nhiệt. Việc đổ nước được thực hiện khi có sự cân bằng nhiệt ở các bình.
Có 2 bình đựng nước . Nhiệt độ nước trong bình 1 là 80*C còn trong bình 2 là 30*C . Múc 1 ca nước từ bình 1 sang bình 2 thì nhiệt độ cân bằng ở bình 2 là 40*C . Nếu múc tiếp 2 ca nước nữa từ bình 1 sang bình 2 thì nhiệt độ cân bằng của bình 2 là bnhiu
Có hai bình cách nhiệt đựng một chất lỏng nào đó. Một học sinh lần lượt múc từng ca chất lỏng từ bình 1 đổ sang bình 2 và ghi nhiệt độ lại khi cân bằng nhiệt ở bình 2 sau mỗi lần đổ : 20 0 C , 30 0 C , rồi bỏ sót một lần không ghi, rồi 40 0 C . Coi nhiệt độ và khối lượng của mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 1 đều như nhau. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt ở lần bị bỏ sót không ghi là:
A. 34 , 5 0 C
B. 35 0 C
C. 35 , 5 0 C
D. 36 0 C
Có hai bình cách nhiệt, bình thứ nhất chứa 2Kg nước ở 20 0 C , bình thứ hai chứa 4Kg nước ở 60 0 C . Người ta rót một ca nước từ bình 1 vào bình 2. Khi bình 2 đã cân bằng nhiệt thì người ta lại rót một ca nước từ bình 2 sang bình 1 để lượng nước trong hai bình như lúc đầu. Nhiệt độ ở bình 1 sau khi cân bằng là 21 , 95 0 C . Lượng nước đã rót ở mỗi lần là :
A. 0,1kg
B. 0,2kg
C. 0,25kg
D. 0,3kg