Tham khảo
- Trạng từ hay còn được gọi là phó từ là từ dùng để bổ nghĩa cho các động từ, tính từ hay các trạng từ khác.
- Vị ngữ thường được nhắc đến với một trong hai ý nghĩa sau trong lý thuyết về ngữ pháp. Ý nghĩa thứ nhất trong ngữ pháp truyền thống, coi vị ngữ là một trong hai thành phần cơ bản của một câu, thành phần còn lại là chủ ngữ; trong đó vị ngữ có nhiệm vụ tác động hay thay đổi chủ ngữ. Ý nghĩa thứ hai có nguồn gốc từ giải tích vị từ và được dùng nhiều trong ngữ pháp và cú pháp hiện đại. Theo ý nghĩa thứ hai, vị ngữ của một câu tương ứng với vị từ và bất cứ thành phần nào bổ nghĩa cho vị từ; đối của vị ngữ nằm ngoài vị ngữ.
- Chủ ngữ trong một câu đơn giản như Minh là thầy giáo, Minh đang chạy, hoặc Minh được thầy khen là người hay vật mà câu văn đó nói về, trong trường hợp này là 'Minh'. Thông thường chủ ngữ là từ hay đoạn văn điều khiển động từ trong đoạn văn, nghĩa là nó tương ứng với thì của động từ đó. Nếu không có động từ trong câu, chẳng hạn Minh – thật là ngốc quá thể!, hoặc động từ trong câu lại có chủ ngữ khác, như Minh – Tôi không chịu nổi hắn!, khi đó 'Minh' không được coi là chủ ngữ mà chỉ là chủ đề của câu.
Nguồn : sgk
Chủ ngữ
Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất trong câu, nêu người hay sự vật làm chủ sự việc.
vị ngữ
Vị ngữ là bộ phận thứ hai trong câu, nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm,... của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ. Vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ, hoặc có khi là một cụm chủ - vị.
Trạng ngữ
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm.
- Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện...
- Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.