Cho các bước đo độ dài gồm:
(1) Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách.
(2) Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
(3) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo độ dài là:
A. (1), (2), (3)
B. (3), (2), (1)
C. (2), (1), (3)
D. (2), (3), (1)
Hãy chọn từ thích hợp trong ngoặc kép để điền vào chỗ trống trong các câu sau.
“ĐCNN, độ dài, GHĐ, vuông góc, dọc theo, gần nhất, ngang bằng với”
Khi đo độ dài cần:
a) Ước lượng (1)....... cần đo.
b) Chọn thước (2)........ và có (3)...........thích hợp.
c) Đặt thước (4)............ độ dài cần đo sao cho một đầu của vật (5).......... vạch số 0 của thước.
d) Đặt mắt nhìn theo hướng (6)..... với cạnh thước ở đầu kia của vật.
e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (7)......... với đầu kia của vật
Hãy chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Khi đo độ dài cần:
a. Ước lượng (1) ………..cần đo.
b. Chọn thước có (2)……….và có (3)….. thích hợp.
c. Đặt thước (4)…….độ dài cần đo sao cho một đầu của vật (5)... vạch (vẽ hình) số 0 của thước.
d. Đặt mắt nhìn theo hướng (6)………..với cạnh thước 0 đầu kia của vật.
e. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (7)......... với đầu kia của vật.
Khi đo độ dài một vật, điều nào sau đây không ảnh hưởng đến kết việc đọc và ghi kết quả đo?
Đặt thước dọc theo độ dài muốn đo nhưng không có đầu nào của vật ngang với vạch số 0 của thước.
Đặt mắt nhìn vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
Mắt nhìn theo hướng xiên.
Thước không cần đặt dọc theo chiều dài của vật cần đo, chỉ cần một đầu của vật đặt ngang bằng với vạch số 0 của thước.
Trong các hình sau đây, hình nào vẽ vị trí đặt mắt đúng để đọc kết quả đo (H.2.2)?
a. Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang phải.
b. Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang trái.
c. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước tại đầu của vật.
Câu 11. Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để
A. lựa chọn thước đo phù hợp.
B. đặt mắt đúng cách.
C. đọc kết quả đo chính xác.
D. đặt vật đo đúng cách.
Câu 12: Dụng cụ phù hợp nhất để đo chiều dài của sân trường là:
A. thước cuộn
B. thước kẻ
C. thước kẹp
D. thước thẳng
Câu 13: Giới hạn đo của thước là
A. độ dài lớn nhất ghi trên thước
B. thể tích lớn nhất ghi trên bình chia độ
C. nhiệt độ lớn nhất ghi trên nhiệt kế
D. khối lượng lớn nhất ghi trên cân
Câu 14: Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức nước ta là ?
A. m
B. kg
C. lít
D. lạng
Câu 15: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo độ dài?
A. Thước cuộn
B. Cân
C. Bình chia độ
D. Nhiệt kế
Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm:
(1) Đặt mắt nhìn đúng cách.
(2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp.
(3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách.
(4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
(5) Thực hiện phép đo thời gian.
Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:
Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Khi đo thể tích chất lỏng bình chia độ cần:
- Ước lượng (1) ... cần đo.
- Chọn bình chia độ có (2) ... và có (3) ... thích hợp.
- Đặt bình chia độ (4) ...
- Đặt mắt nhìn (5) ... với độ cao mực chất lỏng trong bình,
- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (6) ... với mực chất lỏng
Trong phép đo độ dài của một vật. Có 5 sai số thường gặp sau đây:
(I) Thước không thật thẳng
(II) Vạch chia không đều
(III) Đặt thước không dọc theo chiều dài của vật
(IV) Đặt mắt nhìn lệch
(V) Một đầu của vật không đúng vạch số 0 của thước.
Sai số mà người đo có thể khắc phục được là:
A. (I) và (II)
B. (III); (IV) và (V)
C. (I); (III); (IV) và (V)
D. Cả 5 sai số trên, người đo đều có thể khắc phục được
Khi đo độ dài cần đặt mắt nhìn theo hướng ..... với cạnh thước ở đầu kia của vật.
A. Ngang bằng với
B. Vuông góc
C. Gần nhất
D. Dọc theo