Khi đo độ dài cần đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
Đáp án: B
Khi đo độ dài cần đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
Đáp án: B
Hãy chọn từ thích hợp trong ngoặc kép để điền vào chỗ trống trong các câu sau.
“ĐCNN, độ dài, GHĐ, vuông góc, dọc theo, gần nhất, ngang bằng với”
Khi đo độ dài cần:
a) Ước lượng (1)....... cần đo.
b) Chọn thước (2)........ và có (3)...........thích hợp.
c) Đặt thước (4)............ độ dài cần đo sao cho một đầu của vật (5).......... vạch số 0 của thước.
d) Đặt mắt nhìn theo hướng (6)..... với cạnh thước ở đầu kia của vật.
e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (7)......... với đầu kia của vật
Khi đo độ dài một vật, điều nào sau đây không ảnh hưởng đến kết việc đọc và ghi kết quả đo?
Đặt thước dọc theo độ dài muốn đo nhưng không có đầu nào của vật ngang với vạch số 0 của thước.
Đặt mắt nhìn vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
Mắt nhìn theo hướng xiên.
Thước không cần đặt dọc theo chiều dài của vật cần đo, chỉ cần một đầu của vật đặt ngang bằng với vạch số 0 của thước.
Hãy chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Khi đo độ dài cần:
a. Ước lượng (1) ………..cần đo.
b. Chọn thước có (2)……….và có (3)….. thích hợp.
c. Đặt thước (4)…….độ dài cần đo sao cho một đầu của vật (5)... vạch (vẽ hình) số 0 của thước.
d. Đặt mắt nhìn theo hướng (6)………..với cạnh thước 0 đầu kia của vật.
e. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (7)......... với đầu kia của vật.
Trong các hình sau đây, hình nào vẽ vị trí đặt mắt đúng để đọc kết quả đo (H.2.2)?
a. Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang phải.
b. Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang trái.
c. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước tại đầu của vật.
Trong các hình sau đây, hình nào vẽ cách đặt thước đúng để đo chiều dài bút chì (H.2.1).
a. Không đặt bút dọc theo chiều bút chì.
b. Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, nhưng một đầu không ngang bằng với vạch số 0
c. Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, vạch số 0 ngang bằng với một đầu của bút chì.
Trong phép đo độ dài của một vật. Có 5 sai số thường gặp sau đây:
(I) Thước không thật thẳng
(II) Vạch chia không đều
(III) Đặt thước không dọc theo chiều dài của vật
(IV) Đặt mắt nhìn lệch
(V) Một đầu của vật không đúng vạch số 0 của thước.
Sai số mà người đo có thể khắc phục được là:
A. (I) và (II)
B. (III); (IV) và (V)
C. (I); (III); (IV) và (V)
D. Cả 5 sai số trên, người đo đều có thể khắc phục được
Trò chơi ô chữ
Hàng ngang 1. Khi đo thể tích vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ, người ta phải dùng tới bình này.
2. Tên một dụng cụ được vẽ trong hình 2.1 SGK Vật lí 6.
3. Bình chia độ phải đặt theo phương này.
4. Tên dụng cụ mà học sinh dùng để vẽ đường thẳng.
5. Một tên gọi khác của thước dây.
6. Bình chia độ dùng để đo thể tích của chất này.
7. Việc làm cuối cùng khi đo độ dài hoặc thể tích.
8. Vật dùng để chứa chất lỏng tràn ra từ bình tràn.
9. Giá trị lớn nhất ghi trên dụng cụ đo.
10. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo. Hàng dọc được tô đậm Từ nằm trong các ô in đậm theo hàng dọc chỉ tên của dụng cụ nào?
Cho các bước đo độ dài gồm:
(1) Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách.
(2) Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
(3) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo độ dài là:
A. (1), (2), (3)
B. (3), (2), (1)
C. (2), (1), (3)
D. (2), (3), (1)
Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Khi đo thể tích chất lỏng bình chia độ cần:
- Ước lượng (1) ... cần đo.
- Chọn bình chia độ có (2) ... và có (3) ... thích hợp.
- Đặt bình chia độ (4) ...
- Đặt mắt nhìn (5) ... với độ cao mực chất lỏng trong bình,
- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (6) ... với mực chất lỏng