Tham khảo:
-Nhà nước quan tâm đến giáo dục.
-Ở các đạo, phủ đều có trường công, hàng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại.
-Đa số người dân đều có thể đi học, trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
-Giáo dục, thi cử qui củ, chặt chẽ.
Tham khảo :
Vua Lê Thái Tổ chú trọng đến việc đào tạo nhân tài cho đất nước ngay sau khi lên ngôi. Ông ra lệnh cho các trấn trong nước đều phải xây trường học, mở mang nền giáo dục trong nước.
Tại kinh đô có Quốc tử giám và nhà Thái học. Học trò ở đây là con em quan lại và những người có học lực hạng ưu tú tuyển chọn trong dân. Thầy dạy trong Quốc tử giám gọi chung là Giáo quan, bao gồm các quan văn trong triều hoặc những người có học vấn uyên bác trong xã hội.
Thời Lê Thánh Tông, Quốc Tử giám được mở rộng, sau Văn Miếu là nhà Thái học, có Minh luận đường là nơi giảng dạy. Ngoài ra, triều đình còn xây thêm Bí thư khố là kho trữ sách và khu nhà tập thể cho các giám sinh lưu trú từ nơi xa đến[1].
Học chế thời Lê mở rộng hơn các thời trước, không cấm con em nhà thường dân đi học như thời nhà Lý, nhà Trần. Tại các lộ đều có trường học, học trò ở đây gọi là Lộ hiệu sinh. Chỉ trừ con nhà hát xướng và người đang bị tội tù đày, con em các nhà lương thiện đều có thể vào học tại đây[2]. Sang thời Lê Thánh Tông, trường lộ đổi thành trường phủ.
Giáo quan giảng dạy tại đây được tuyển từ các nhà Nho địa phương. Muốn lên học tại Quốc Tử giám, học trò ở trường lộ phải qua sát hạch, lấy những Lộ hiệu sinh học xuất sắc nhất, nhì.
Ngoài các trường do triều đình mở còn có các trường lớp tư nhân trên khắp toàn quốc do các nhà Nho không đỗ đạt hoặc đã đỗ đạt nhưng thôi làm quan về dạy học.
Tham khảo :
- Nhà nước quan tâm đến giáo dục.
- Ở các đạo, phủ đều có trường công, hàng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại.
- Đa số người dân đều có thể đi học, trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
- Giáo dục, thi cử qui củ, chặt chẽ.
THAM KHẢO:
Vua Lê Thái Tổ chú trọng đến việc đào tạo nhân tài cho đất nước ngay sau khi lên ngôi. Ông ra lệnh cho các trấn trong nước đều phải xây trường học, mở mang nền giáo dục trong nước.
Tại kinh đô có Quốc tử giám và nhà Thái học. Học trò ở đây là con em quan lại và những người có học lực hạng ưu tú tuyển chọn trong dân. Thầy dạy trong Quốc tử giám gọi chung là Giáo quan, bao gồm các quan văn trong triều hoặc những người có học vấn uyên bác trong xã hội.
Thời Lê Thánh Tông, Quốc Tử giám được mở rộng, sau Văn Miếu là nhà Thái học, có Minh luận đường là nơi giảng dạy. Ngoài ra, triều đình còn xây thêm Bí thư khố là kho trữ sách và khu nhà tập thể cho các giám sinh lưu trú từ nơi xa đến[1].
Học chế thời Lê mở rộng hơn các thời trước, không cấm con em nhà thường dân đi học như thời nhà Lý, nhà Trần. Tại các lộ đều có trường học, học trò ở đây gọi là Lộ hiệu sinh. Chỉ trừ con nhà hát xướng và người đang bị tội tù đày, con em các nhà lương thiện đều có thể vào học tại đây[2]. Sang thời Lê Thánh Tông, trường lộ đổi thành trường phủ.
Giáo quan giảng dạy tại đây được tuyển từ các nhà Nho địa phương. Muốn lên học tại Quốc Tử giám, học trò ở trường lộ phải qua sát hạch, lấy những Lộ hiệu sinh học xuất sắc nhất, nhì.
Ngoài các trường do triều đình mở còn có các trường lớp tư nhân trên khắp toàn quốc do các nhà Nho không đỗ đạt hoặc đã đỗ đạt nhưng thôi làm quan về dạy học.