Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng loài được gọi là
A. Chọn lọc tự nhiên
B. Đột biến.
C. Di - nhập gen.
D. Giao phối không ngẫu nhiên
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng loài được gọi là
A. giao phối không ngẫu nhiên.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. di – nhập gen.
D. đột biến.
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại?
I. Đột biến, di – nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên là những nhân tố tiến hóa vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Đột biến tạo alen mới, cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
III. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng tiến hóa.
IV. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể dẫn đến làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
V. Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể.
VI. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với ở quần thể sinh vật lưỡng bội.
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 6.
Cho các nhân tố sau:
(1) Giao phối không ngẫu nhiên.
(2) Chọn lọc tự nhiên.
(3) Đột biến gen.
(4) Giao phối ngẫu nhiên. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, những nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể là:
A. (2) và (4)
B. (2) và (3)
C. (1) và (4)
D. (3) và (4)
Có bao nhiêu điểm khác nhau giữa chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên nào là đúng?
(1) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa còn giao phối không ngẫu nhiên thì không.
(2) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể còn giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen và không làm thay đổi tần số alen.
(3) Chọn lọc tự nhiên làm tăng sự đa dạng về vốn gen của quần thể còn giao phối không ngẫu nhiên thì không.
(4) Theo quan niệm hiện đại, kết quả của chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có các cá thể mang kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường còn kết quả của giao phối không ngẫu nhiên có thể khiến quần thể bị suy thoái.
(5) Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử còn chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen phụ thuộc vào hướng thay đổi của môi trường.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 0.
Trong số các phát biểu dưới đây, số lượng các phát biểu chính xác về các nhân tố tiến hóa tác động lên một quần thể theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại:
(1) Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
(2) .Khi không có tác động của đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể có thể thay đổi bởi sự tác động của các yếu tố khác.
(3) Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa.
(5) Giao phối không ngẫu nhiên có thể cải biến tần sổ alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo thời gian
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Cho các nhân tố sau đây:
(1) Giao phối ngẫu nhiên. (2) Giao phối không ngẫu nhiên. (3) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(4) Đột biến. (5) Chọn lọc tự nhiên. (6) Di – nhập gen.
Những nhân tố tiến hóa có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể là
A. (2), (3), (4), (5), (6).
B. (1), (4), (5), (6).
C. (3), (4), (5), (6).
D. (2), (3), (5), (6).
Cho những nhận xét sau:
(1) Đột biến gen và di-nhập gen đều có thể tạo ra vốn gen phong phú cho quần thể.
(2) Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng trong việc quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(3) Giao phối không ngẫu nhiên và di-nhập gen đều có thể làm nghèo vốn gen của quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên đều làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
(5) Giao phối ngẫu nhiên và đột biến gen đều là nhân tố tiến hóa vô hướng.
(6) Đột biến và giao phối không ngẫu nhiên đều làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp.
(7) Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen một cách đột ngột.
(8) Đột biến thay đổi tần số alen chậm nhất, chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen nhanh nhất.
Có bao nhiêu nhận xét sai?
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3.
Cho các nhân tố sau:
I. Giao phối không ngẫu nhiên. II. Chọn lọc tự nhiên.
III. Đột biến gen. IV. Giao phối ngẫu nhiên.
Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, những nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể là
A. III và IV.
B. II và IV.
C. I và IV.
D. II và III.