Câu 6: Nội dung bài thơ “Nhớ rừng”của Thế Lữ là gì?
A. Diễn tả nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng.
B. Niềm khao khát sự tự do một cách mãnh liệt.
C. Khơi dậy lòng yêu nước một cách thầm kín của người dân mất nước sống cảnh đời nô lệ, phụ thuộc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 7: Hình ảnh nào được tác giả mượn để sáng tác nên bài thơ, đồng thời qua đó bộc lộ tâm trạng của mình?
A. Hình ảnh con hổ - chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong cũi sắt.
B. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm giữa chốn ngục tù tối tăm.
C. Hình ảnh con hổ - chúa sơn lâm đang sống một cuộc sống tự do, phóng khoáng ở núi rừng.
D. Hình ảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ bị chiến tranh tàn phá.
Viết đoạn văn nói lên tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong bài thơ 'Nhớ rừng' của tác giả Thế Lữ cũng như người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX. em có suy nghĩ gì về cuộc sống hòa bình tự do ngày nay.(trong đó sử dụng câu nghi vấn với các hình thức khác nhau)
Hình tượng con hổ là hình tượng trung tâm trong bài "Nhớ Rừng" của Thế Lữ. Thấm đượm trong từng câu, từng ý là nỗi "Nhớ rừng" của con hổ.
Nỗi nhớ ở đây được biểu hiện một cách hết sức mãnh liệt, có khi trở nên dữ dội trên nhiều khía cạnh của tình cảm, chứ không phải là một nỗi nhớ man mác, bâng quơ. Nỗi nhớ ở đây giống như nỗi nhớ của một anh hùng bị thất thế, chứ không phải là một nỗi nhớ của một kẻ bé nhỏ, tầm thường.
Ngay từ đầu bài thơ, ta thấy nỗi "Nhớ rừng" của chúa sơn lâm được biểu hiện ở thái độ căm tức đến mức đau đớn cho số phận không may của mình:
"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt..." vì "sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm". Nó cảm thấy nhục vì phải trở thành một "thứ đồ chơi cho một lũ người "mắt bé" nhưng lại "ngạo mạn" và "ngẩn ngơ". Nó không chịu được cái cảnh phải "sống ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi".
Nó căm hờn! Nó thấy nhục! Nó căm ghét tất cả! Vì nó đang phải nằm dài trong cũi sắt.
Nỗi nhớ rừng của mãnh hổ càng được biểu hiện một cách mãnh liệt hơn, sâu sắc hơn khi nó hồi tưởng về một thời quá khứ vàng son, oanh liệt của mình với một tâm trạng luyến tiếc. Nó nhớ những hình ảnh đẹp đẽ, những âm thanh vang vọng của núi rừng:
Giũa cảnh thiên nhiên hùng vĩ đó, nó xuất hiện như một vị sơn thần. Từ "bước chân" "dõng dạc" đến "lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng", từ " vờn bóng âm thầm" đến "quắc đôi mắt thần" làm sáng rực cả hang tối, nó là "chúa tể của muôn loài", làm cho mọi vật phải "im hơi" lặng tiếng. Nó nhớ những kỉ niệm trong cuộc sống thường ngày ở chốn rừng sâu, nhớ đến thèm khát, cháy bỏng những lúc say mồi dưới ánh trăng:
"
Những lúc ngủ ngon khi bình minh đang lên và chim rừng đang tưng bừng ca hát. Những lúc chờ đợi mảnh mặt trời tắt đi để một mình chiếm lấy cả không gian bí mật. Những lúc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của giang sơn sau một cơn mưa rừng dữ dội. Tất cả, đối với nó là một thời oanh liệt.
Nhưng thời oanh liệt đó đã thuộc về dĩ vãng. Nó chỉ còn biết cất một tiếng than: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?!". Càng căm uất cho số phận của mình lúc sa cơ thất thế, càng luyến tiếc về một quá khứ oai hùng, oanh liệt, con hổ càng tỏ một thái độ khinh bạc, coi khinh cuộc sống thực tại giả dối đang diễn ra xung quanh nó:
Chẳng qua cũng là "học đòi, bắt chước vẻ hoang vu, của chốn nghìn năm cao cả, âm u". Khinh bạc với hiện tại, nó lại khát khao được trở về với nơi núi non hùng vĩ để ngự trị sơn lâm, trở về với cuộc sống tự do, phóng khoáng, tha hồ vùng vẫy, tung hoành, Nhưng một sự thực, nó đang bị giam trong "cũi sắt". Chúa sơn lâm đành thả hồn mình theo "giấc mộng ngàn" để được sống những phút oanh liệt, để xua tan nhũng ngày ảm đạm "ngao ngán" của mình. Con hổ nhớ rừng, nhớ một thời oanh liệt đã qua chính là vì chán ngán trước cuộc sống mà nó đang bị giam hãm, mất tự do.
Tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm trạng của tác giả, tâm trạng của một lớp người trong xã hội lúc bấy giờ (1931 -1935) cảm thấy bế tắc trước cuộc sống, chán chường với thực tại, khát khao một cuộc đời tự do, phóng khoáng mặc dầu chưa được định hướng rõ ràng. Đó cũng là một thái độ đáng quý, đáng trân trọng.
Hình tượng con hổ là hình tượng trung tâm trong bài "Nhớ Rừng" của Thế Lữ. Thấm đượm trong từng câu, từng ý là nỗi "Nhớ rừng" của con hổ.
Nỗi nhớ ở đây được biểu hiện một cách hết sức mãnh liệt, có khi trở nên dữ dội trên nhiều khía cạnh của tình cảm, chứ không phải là một nỗi nhớ man mác, bâng quơ. Nỗi nhớ ở đây giống như nỗi nhớ của một anh hùng bị thất thế, chứ không phải là một nỗi nhớ của một kẻ bé nhỏ, tầm thường.
Ngay từ đầu bài thơ, ta thấy nỗi "Nhớ rừng" của chúa sơn lâm được biểu hiện ở thái độ căm tức đến mức đau đớn cho số phận không may của mình:
"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt..." vì "sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm". Nó cảm thấy nhục vì phải trở thành một "thứ đồ chơi cho một lũ người "mắt bé" nhưng lại "ngạo mạn" và "ngẩn ngơ". Nó không chịu được cái cảnh phải "sống ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi".
Nó căm hờn! Nó thấy nhục! Nó căm ghét tất cả! Vì nó đang phải nằm dài trong cũi sắt.
Nỗi nhớ rừng của mãnh hổ càng được biểu hiện một cách mãnh liệt hơn, sâu sắc hơn khi nó hồi tưởng về một thời quá khứ vàng son, oanh liệt của mình với một tâm trạng luyến tiếc. Nó nhớ những hình ảnh đẹp đẽ, những âm thanh vang vọng của núi rừng:
Giũa cảnh thiên nhiên hùng vĩ đó, nó xuất hiện như một vị sơn thần. Từ "bước chân" "dõng dạc" đến "lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng", từ " vờn bóng âm thầm" đến "quắc đôi mắt thần" làm sáng rực cả hang tối, nó là "chúa tể của muôn loài", làm cho mọi vật phải "im hơi" lặng tiếng. Nó nhớ những kỉ niệm trong cuộc sống thường ngày ở chốn rừng sâu, nhớ đến thèm khát, cháy bỏng những lúc say mồi dưới ánh trăng:
"
Những lúc ngủ ngon khi bình minh đang lên và chim rừng đang tưng bừng ca hát. Những lúc chờ đợi mảnh mặt trời tắt đi để một mình chiếm lấy cả không gian bí mật. Những lúc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của giang sơn sau một cơn mưa rừng dữ dội. Tất cả, đối với nó là một thời oanh liệt.
Nhưng thời oanh liệt đó đã thuộc về dĩ vãng. Nó chỉ còn biết cất một tiếng than: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?!". Càng căm uất cho số phận của mình lúc sa cơ thất thế, càng luyến tiếc về một quá khứ oai hùng, oanh liệt, con hổ càng tỏ một thái độ khinh bạc, coi khinh cuộc sống thực tại giả dối đang diễn ra xung quanh nó:
Chẳng qua cũng là "học đòi, bắt chước vẻ hoang vu, của chốn nghìn năm cao cả, âm u". Khinh bạc với hiện tại, nó lại khát khao được trở về với nơi núi non hùng vĩ để ngự trị sơn lâm, trở về với cuộc sống tự do, phóng khoáng, tha hồ vùng vẫy, tung hoành, Nhưng một sự thực, nó đang bị giam trong "cũi sắt". Chúa sơn lâm đành thả hồn mình theo "giấc mộng ngàn" để được sống những phút oanh liệt, để xua tan nhũng ngày ảm đạm "ngao ngán" của mình. Con hổ nhớ rừng, nhớ một thời oanh liệt đã qua chính là vì chán ngán trước cuộc sống mà nó đang bị giam hãm, mất tự do.
Tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm trạng của tác giả, tâm trạng của một lớp người trong xã hội lúc bấy giờ (1931 -1935) cảm thấy bế tắc trước cuộc sống, chán chường với thực tại, khát khao một cuộc đời tự do, phóng khoáng mặc dầu chưa được định hướng rõ ràng. Đó cũng là một thái độ đáng quý, đáng trân trọng.
Câu 2: Đọc kĩ đoạn văn “Huống chi…vui lòng”
a . Hãy chỉ ra cách sử dụng ngôn từ, giọng điệu và các biện pháp tu từ của tác giả trong đoạn văn trên? Tác dụng của các thủ pháp nghệ thuật đó?
b. Bằng 1 đoạn văn khoảng 10 câu theo kiểu qui nạp, em hãy nêu cảm nhận về thái độ của tác giả trước sự bạo ngược của quân giặc và nỗi lòng của vị chủ tướng trước nỗi nhục mất nước.
Đoạn văn có sử dụng câu cảm thán ( Gạch chân câu cảm thán và câu chủ đề trong đoạn)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu bên dưới:
Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm hổ chỉ còn biết gửi hồn vào chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của chốn hùm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình trước hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ, vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tận đáy lòng, vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán:" Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!".
Câu 1: Lời nhận xét trên viết về bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Vì sao nói bài thơ trên thể hiện lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? Theo em thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình?
Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn( từ 7 đến 9 câu ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài thơ trên, trong đó có sử dụng ít nhất một câu nghi vấn( gạch chân câu nghi vấn có trong đoạn văn ).
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu bên dưới:
Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm hổ chỉ còn biết gửi hồn vào chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của chốn hùm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình trước hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ, vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tận đáy lòng, vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán:" Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!".
Câu 1: Lời nhận xét trên viết về bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Vì sao nói bài thơ trên thể hiện lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? Theo em thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình?
Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn( từ 7 đến 9 câu ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài thơ trên, trong đó có sử dụng ít nhất một câu nghi vấn( gạch chân câu nghi vấn có trong đoạn văn ).
Yêu quê hương, không chỉ là ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước mà còn là nỗi hoài niệm về một miền xưa cũ, một dĩ vãng vàng son của dân tộc. Điều đó được nhà thơ Vũ Đình Liên thể hiện qua tác phẩm Ông đồ:
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”
Vẻ đẹp quê hương không chỉ qua những cảnh vật mà còn qua những con người làm nên nét đẹp non sông. Hình ảnh ông đồ già ngồi trên phố cầm bút vẽ những nét “như rồng múa, phượng bay” đã trở thành một kỉ niệm khó quên trong lòng bất cứ người con nào của đất nước Việt Nam. Bởi hình ảnh ấy là thứ hình ảnh quen thuộc nhất mỗi khi xuân về, người người nô nức đi xin chữ, cầu may đầu năm. Thế nhưng, thời gian qua đi, khi những cái mới tràn đến cùng văn hoá Tây phương, cái thú “xin chữ” đầu năm bị vứt bỏ, bị gạt ra lề của xã hội trong niềm đau xót:
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”
Vũ Đình Liên thương tiếc một thời đã qua, tiếc nhớ một dĩ vãng đã từng vàng son đến thế! Đó là bởi ông yêu quê hương, ông trân trọng những di sản, trân trọng những nét đẹp truyền thống của Việt Nam ta từ ngàn đời nay. Yêu quê hương chính là sự tiếc nhớ, hoài niệm những gì đẹp đẽ nhất của đất nước nay đã lụi tàn theo thời gian.
Cuộc đời tựa như giấc mộng đẹp ... Có sắc hoa như tuổi trẻ của cô gái, nhưng có lúc cũng lụi tàn như hoa lúc nở lúc tàn theo năm tháng , đó là quy luật của tự nhiên cũng như sinh tử không thể tránh khỏi.... Gió chính là sự khởi đầu của tất cả mọi thứ , cơn gió thoảng qua cuốn theo tất cả phiền muộn trong đời - tình - ghen tuông- hận thù ...Hãy lạc quan lên!!!!..... Tuyết là sự cô đơn , lạnh lùng của mùa đông ...... Nhớ đến những hạt tuyết rơi rơi lại cảm thấy phiền muộn , nhớ về những ngày tháng vui buồn đã qua ..Thời gian ơi !!!! Xin hãy ngừng trôi....để tôi có thể bắt đầu lại cuộc đời ....được không?Nỗi nhung nhớ ấy vẫn không ngừng khêu gợi trong tâm trí tôi - Cuộc tình năm xưa nhưng chúng ta không thể ở bên nhau .......Phải chăng , tuyết là sự bi thương trong cuộc đời???? Nguyệt là vẻ đẹp tĩnh mịch của trời đêm , là tâm tư giấu kín ,là sự vương vấn của một nỗi niềm riêng ...Trăng dù đẹp thuần khiết nhưng nó cũng mang một bản tình ca sầu bi ai, cô hoạnh ....Khi ngước nhìn trăng sáng , tròn đêm khuya chẳng ai là không nhớ đến những hẹn ước , hẹn thề sống chết có nhau.Trăng khiến chúng ta đồng cảm với nó, vì trăng cũng cô đơn ..... Suy cho cùng thế gian cũng chỉ khổ vì tình ái , Phong hoa tuyết nguyệt .... Tình đến rồi đi như cơn gió , như hoa nở rồi tàn phai , như năm tháng cô hoạnh bên trăng rằm vì ai..., Như sương tuyết thấu những nỗi lòng ai giấu kín.... Hỏi thế gian tình ái là chi ...mà đôi lứa thề nguyền sống chết???????