Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ERROR

theo em cha mẹ có nên học tập trực tuyến cùng con hay ko ? vì sao? 

Dark_Hole
23 tháng 3 2022 lúc 15:49

Cha mẹ nên học tập trực tuyến cùng con để vừa cùng con học, vừa giám sát tránh trường hợp con không chú tâm vào việc học mà mở các tab khác để chơi, xem,.. gây ảnh hưởng tới việc học hành và kết quả học tập về sau. Nếu như bố mẹ phải đi làm ngày đêm không có thời gian ở nhà học với con thì có thể lắp camera trong phòng giúp dễ dàng theo dõi và kiểm tra con có học hay không từ đó giúp con tập trung trong việc học kể cả khi học trực tuyến ở nhà thay vì ở trường. Vì vậy bố mẹ, phụ huynh là những người quan trọng nhất khi những đứa trẻ không có sự giám sát của thầy cô ở trường mà thay vào đó học tại nhà.

Ng Ngann
23 tháng 3 2022 lúc 15:52

Theo em , việc này nên hoặc không nên ( chỉ tuỳ vào hoàn cảnh của mỗi gia đình) sẽ có bố mẹ phải bận việc nhà , việc ở nhiều nơi như công  ty , nhà nước , bệnh viện . Bố mẹ nếu như muốn được ngồi xem con học hoặc học cùng với con thì sẽ sẵn lòng ngồi cùng con . Vì bố mẹ nào cũng muốn con mình giỏi , con mình là số 1 trong mắt người khác nên việc rèn luyện con cái thì bố mẹ nào cũng muốn cả . Chỉ sợ thời gian ít ỏi, không có để cùng con học được . Bản thân bố mẹ cũng thấy nên cùng con học , để hiểu rõ con hơn cũng như xem trình độ học của con để khắc phục kịp thời . Và những người con khi ở nhà thường không chú ý vào bài , nghịch ngợm , đến khi kiểm tra bài cũ khi không làm . ( bố mẹ muốn giám sát chặt chẽ việc này , để việc học của con có được tiến bộ ) 

 

Vũ Quang Huy
23 tháng 3 2022 lúc 15:44

tham khảo

 

Một số cha mẹ đặc biệt những người luôn bận rộn với công việc mà ít có thời gian chăm lo việc học của con nên cũng không biết rõ con cái mình học hành thế nào.

Khi được thầy cô giáo trao đổi vẫn khẳng định con tôi đọc bài trôi chảy lắm mà, tối nào bảo học bài cũng mang sách ra đọc vanh vách.Có em học lớp 2, đọc bài thì ê a mà giáo viên chúng tôi thường nói đọc tháng năm một tiếng, tháng mười một tiếng nhưng ba mẹ còn không hề biết.

Chúng tôi đã phải chỉ cho một số phụ huynh cách kiểm tra thực lực việc học của các bé, không để bé tự giở sách đọc vì có em sẽ đọc những bài mình thuộc vẹt mà không rành mặt chữ.

Ba mẹ hãy lấy một cuốn sách khác hoặc giở bất kỳ một bài nào ở phần cuối sách chỉ vài dòng yêu cầu bé đọc là biết ngay. Đã có phụ huynh thừa nhận là con mình thật sự đọc quá yếu.

Trẻ học trực tuyến cũng là giai đoạn nhiều phụ huynh không thể đi làm nên có thời gian ngồi bên con để hỗ trợ các em học. Trực tiếp nghe những học sinh khác đọc bài, trả lời câu hỏi cũng như chứng kiến con mình học thì chẳng cần ai nói phụ huynh cũng hiểu rất rõ lực học của con thế nào, bé đứng ở vị trí nào trong lớp, bé còn môn nào yếu hay yếu tất cả các môn.

Sau những buổi theo học trực tiếp cùng con, đã có không ít phụ huynh gọi điện thành thật chia sẻ với giáo viên kiểu: em biết con em học còn yếu lắm, học thua bạn bè nhiều nên gia đình nhờ cô (thầy) quan tâm giúp đỡ bé hơn. Gia đình cũng sẽ sắp xếp thời gian để kèm thêm cho cháu ở nhà.

Cũng nhờ nhận thấy điều này, một số phụ huynh đã không còn suy nghĩ thầy cô giáo phản ánh con học yếu vì mục đích dạy thêm và bỏ công kèm thêm con từ việc đọc, viết, làm toán. Nhờ đó, có em cũng tiến bộ khá nhanh.

Muốn con học hành tiến bộ thì gia đình không thể phó mặc hoàn toàn cho nhà trường. Sự tương tác qua lại giữa giáo viên và phụ huynh là vô cùng quan trọng trong việc dạy và giáo dục trẻ. Thầy cô sẽ hiểu hơn việc học tập, sinh hoạt của học sinh ở nhà, phụ huynh cũng nắm rõ việc học của con trên lớp.

Nhờ những phản ánh, những chia sẻ thường xuyên, thầy cô và ba mẹ học trò sẽ có những nhắc nhở, uốn nắn kịp thời những chệch choạc mà các em đang gặp phải cũng như có được sự khích lệ, động viên đối với những học sinh chăm chỉ, ngoan ngoãn, giúp cho các em mỗi ngày học tập tốt hơn.

Sun Trần
23 tháng 3 2022 lúc 15:58

Theo ý kiến riêng của mình :D 
Đối với những em nhỏ từ lớp bé thì bố mẹ vẫn có thể ngồi bên cạnh để giám sát + trợ giúp em về vấn đề máy móc khi học trực tuyến hoặc những thứ con em không biết .Dù là ngồi cạnh để trông em như phụ huynh cũng không nên nhắc bài cho con, làm bài hộ con, như vậy sẽ khiến con trẻ lười học, lười suy nghĩ.... Những bài nào khó quá thì chỉ nên đưa ra gợi ý, phương pháp giải chứ không nhắc cả bài 

Đối với những anh chị lớn như cấp 2 trở lên thì còn phải xem xét. Độ tuổi này cũng sẽ khiến các bạn xa đà vào mạng xã hội, không tập trung học. Vì vậy sau mỗi buổi học, cha mẹ chỉ nên hỏi con đã chép bài đầy đủ chưa, kiểm tra bài vở của con em mình, tự lập ra những bài kiểm tra định kì để xem tình hình học của con ra sao. Chứ không nên ngồi cạnh, làm như vậy sẽ khiến các con mất tập trung...  

kodo sinichi
23 tháng 3 2022 lúc 16:24

tham khảo

 

Một số cha mẹ đặc biệt những người luôn bận rộn với công việc mà ít có thời gian chăm lo việc học của con nên cũng không biết rõ con cái mình học hành thế nào.

Khi được thầy cô giáo trao đổi vẫn khẳng định con tôi đọc bài trôi chảy lắm mà, tối nào bảo học bài cũng mang sách ra đọc vanh vách.Có em học lớp 2, đọc bài thì ê a mà giáo viên chúng tôi thường nói đọc tháng năm một tiếng, tháng mười một tiếng nhưng ba mẹ còn không hề biết.

Chúng tôi đã phải chỉ cho một số phụ huynh cách kiểm tra thực lực việc học của các bé, không để bé tự giở sách đọc vì có em sẽ đọc những bài mình thuộc vẹt mà không rành mặt chữ.

Ba mẹ hãy lấy một cuốn sách khác hoặc giở bất kỳ một bài nào ở phần cuối sách chỉ vài dòng yêu cầu bé đọc là biết ngay. Đã có phụ huynh thừa nhận là con mình thật sự đọc quá yếu.

Trẻ học trực tuyến cũng là giai đoạn nhiều phụ huynh không thể đi làm nên có thời gian ngồi bên con để hỗ trợ các em học. Trực tiếp nghe những học sinh khác đọc bài, trả lời câu hỏi cũng như chứng kiến con mình học thì chẳng cần ai nói phụ huynh cũng hiểu rất rõ lực học của con thế nào, bé đứng ở vị trí nào trong lớp, bé còn môn nào yếu hay yếu tất cả các môn.

Sau những buổi theo học trực tiếp cùng con, đã có không ít phụ huynh gọi điện thành thật chia sẻ với giáo viên kiểu: em biết con em học còn yếu lắm, học thua bạn bè nhiều nên gia đình nhờ cô (thầy) quan tâm giúp đỡ bé hơn. Gia đình cũng sẽ sắp xếp thời gian để kèm thêm cho cháu ở nhà.

Cũng nhờ nhận thấy điều này, một số phụ huynh đã không còn suy nghĩ thầy cô giáo phản ánh con học yếu vì mục đích dạy thêm và bỏ công kèm thêm con từ việc đọc, viết, làm toán. Nhờ đó, có em cũng tiến bộ khá nhanh.

Muốn con học hành tiến bộ thì gia đình không thể phó mặc hoàn toàn cho nhà trường. Sự tương tác qua lại giữa giáo viên và phụ huynh là vô cùng quan trọng trong việc dạy và giáo dục trẻ. Thầy cô sẽ hiểu hơn việc học tập, sinh hoạt của học sinh ở nhà, phụ huynh cũng nắm rõ việc học của con trên lớp.

Nhờ những phản ánh, những chia sẻ thường xuyên, thầy cô và ba mẹ học trò sẽ có những nhắc nhở, uốn nắn kịp thời những chệch choạc mà các em đang gặp phải cũng như có được sự khích lệ, động viên đối với những học sinh chăm chỉ, ngoan ngoãn, giúp cho các em mỗi ngày học tập tốt hơn.


Các câu hỏi tương tự
Ng Vũ Khánh My
Xem chi tiết
Lương Thế Anh
Xem chi tiết
Linh
Xem chi tiết
Jocasta 25588
Xem chi tiết
Jisa park
Xem chi tiết
Nguyễn Nam
Xem chi tiết
MnhPhuongg
Xem chi tiết
Lê Vũ Anh Khôi
Xem chi tiết
Love Bangtan
Xem chi tiết