BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM BÀI 3
Câu 1: Một thế kỉ có bao nhiêu năm?
A. 100 năm. B. 1000 năm. C. 10 năm. D. 200 năm.
Câu 2: Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
A. Dựa vào sự lên xuống của thủy triều.
B. Dựa vào đường chim bay.
C. Dựa vào thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt Trời và Mặt Trăng.
D. Dựa vào quan sát các sao trên trời.
Câu 3: Cách tính thời gian theo sự di chuyển của Mặt Trời gọi là gì?
A. Âm lịch. B. Dương lịch. C. Nông lịch. D. Phật lịch.
Câu 4: Một bình gốm được chôn dưới đất năm 1885 TCN. Theo cách tính của các nhà khảo cổ học, bình gốm đã nằm dưới đất 3877 năm. Hỏi người ta phát hiện bình gốm vào năm nào?
A. Năm 2003. B. Năm 2002. C. Năm 2004. D.Năm 2005.
Câu 5: Theo dương lịch, một năm thường có 365 ngày và năm nhuận có
A. 265 ngày. B. 365 ngày. C. 366 ngày. D. 385 ngày.
Câu 6: Chu kì quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất để tính thời gian và làm ra lịch. Cách tính này được gọi là gì?
A. Âm lịch. B. Dương lịch. C. Nông lịch. D. Phật lịch.
Câu 7: Hiện nay, trên thế giới sử dụng một thứ lịch chung, đó là
A. dương lịch và âm lịch. B. dương lịch. C. âm lịch. D. công lịch.
Câu 8: Người phương Đông cổ đại làm ra lịch dựa vào cơ sở nào?
A. Sự di chuyển của các vì sao.
B. Sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
C. Sự di chuyển của Mặt Trời quanh Trái Đất.
D. Sự di chuyển của Mặt Trăng và Mặt Trời.
Câu 9: Bằng tính toán khoa học một cách chính xác, người ta tính được
A. một năm có 360 ngày 6 giờ B. một năm có 361 ngày 6 giờ.
C. một năm có 365 ngày 6 giờ. D. một năm có 366 ngày 6 giờ.
Câu 10: Một thiên niên kỉ có bao nhiêu năm?
A. 10 năm. B. 100 năm. C. 1000 năm. D. 10000 năm.
Câu 11: Một thập kỉ có bao nhiêu năm?
A. 10 năm. B. 100 năm. C. 1000 năm. D. 200 năm.