Tại sao ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang chiến lược hòa hoãn nhân nhượng Pháp?
A. Vì Pháp và Trung Hoa dân quốc đã bắt tay cấu kết với nhau chống ta.
B. Vì Pháp được Anh hậu thuẫn.
C. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ.
D. Vì ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.
Sự kiện nào sau đây là nguyên nhân làm cho Đảng ta thay đổi chiến lược từ hoà hoãn với Tưởng để chống Pháp sang hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng?
A. Tạm ước Việt - Pháp (14/9/1946).
B. Quốc hội khoá 1 (2/3/1946) chủ trương cho Tưởng một số ghế trong Quốc hội.
C. Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6/3/1946)
D. Hiệp ước Hoa - Pháp (28/2/1946).
Trong "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" có đoạn: "Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới." Đoạn trích trên thể hiện nội dung gì?
A. Giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc
B. Khẳng định cuộc kháng chiến nhất định sẽ thắng lợi.
C. Nêu cao quyết tâm kháng chiến của nhân dân ta.
D. Kêu gọi toàn dân Việt Nam đứng lên kháng chiến.
Trong chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta có giải pháp là đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể để
A. huy động tối đa nguồn lao động cho xuất khẩu
B. cân đối lại dân số và nguồn lao động giữa các vùng
C. tiếp cận công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất của thế giới
D. mở rộng thị trường xuất khẩu lao động.
Trước sự bội ước của thực dân Pháp sau khi đã ký với ta Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), nhân dân ta đã làm gì để tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp?
A. Tiến hành tiêu thổ để cho tiện kháng chiến lâu dài
B. Xây dựng lực lượng về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa.
C. Xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến tốt phục vụ cuộc kháng chiến lâu dài
D. Thực hiện một cuộc tổng di chuyển các cơ quan quan trọng, nhà máy, xí nghiệp...
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) được Đảng ta xác định là
A. toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
B. trường kì đấu tranh bằng con đường hòa bình, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho dân tộc ta.
C. cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc.
D. toàn dân, toàn diện, trường kì.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống chống Pháp và can thiệp Mĩ đã để lại cho nhân dân ta những bài học kinh nghiệm quý báu, bài học mang tính thời sự và vận dụng vào giai đoạn hiện nay là
A. đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của nhân dân.
B. tận dụng thời cơ, chớp thời cơ cách mạng kịp thời
C. kiên quyết, khéo léo trong đấu tranh quân sự.
D. đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao.
Chiến dịch nào của ta trong kháng chiến chống Pháp đã làm phá sản kế hoạch Rơve?
A. Chiến dịch Biên Giới thu-đông 1950
B. Chiến dịch Tây Bắc 1952.
C. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947
D. Chiến dịch Hòa Bình 1951-1952
Thắng lợi này chứng minh sự trưởng thành của quân đội ta và chuyên cuộc kháng chiến chống Pháp từ phòng ngự sang thế tiến công. Đó là ý nghĩa của chiến dịch nào?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
B. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
C. Chiến dịch Điện Biện Phủ 1954.
D. Cuộc tiến công Đông - Xuân 1953 -1954.