Vì hành trình dài và tốn rất nhiều thời gian nên chúng phải sắp xếp đội hình bay một cách tối ưu về mặt năng lượng cũng như để dễ dàng liên lạc với nhau. Khi đang bay những con chim bay sau sẽ chịu ảnh hưởng của luồng không khí từ chim bay trước, chúng chỉ đơn giản cảm nhận được đâu là vị trí của luồng không khí hướng lên và đâu là vị trí của luồng không khí hướng xuống. Từ đó chúng sẽ xác định được vị trí thích hợp để không phải mất nhiều sức lực khi bay, từ đó vô tình hình thành nên đội hình chữ V là do đặc điểm khí động học của các luồng khí hình thành khi đập cánh. Ngoài ra những con chim trong đàn còn cất tiếng kêu làm động lực cho con đầu đàn giữ vững vị trí của mình mà không bị lệch hướng. Và một khi có một cá nhân bị bệnh hoặc không đủ sức lực tiếp tục hành trình và sà xuống thì sẽ có 2 chú chim khác hạ xuống cùng để bảo vệ, chờ cho nó khỏi bệnh, khỏe lại rồi tiếp tục nhập vào đàn khác hoặc sẽ chết nếu nó không khỏi bệnh.
Câu trả lời ngắn gọn hơn :
Những con chim như áp dụng luật khí động học khi bay. Lợi dụng luồng không khí chuyển động đi lên từ con chim dẫn đầu, con sau bay theo ở phía bên cạnh và hưởng được một phần sức nâng giúp bớt phải dùng nhiều sức lực. Cứ như vậy nối tiếp nhau chúng sẽ tạo thành một đội hình chữ V.