Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh có câu: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.” Nhận định nào sau đây nói đúng hiệu quả diễn đạt của cách viết câu như vậy?
A. Cách viết rất tiết kiệm, một câu có thể biểu thị ba sự kiện.
B. Cách viết câu ghép không cần có từ nối là một sáng tạo độc đáo của tác giả.
C. Cách viết truyền cảm, tác động mạnh đến người đọc vì thể hiện được sự nối tiếp nhanh chóng của các sự kiện.
D. Cách viết rất hay vì đã dựa trên quy tắc ngữ pháp chung của tiếng Việt.
Đọc lại bài “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh (Ngữ văn 11, tập 2) và xác định chủ đề nghị luận.
A. Tinh thần thơ mới
B. Tinh thần thơ cũ
C. Sự khác nhau giữa thơ mới và thơ cũ
D. Cả A, B và C đều sai
Điểm giống nhau giữa hai tác phẩm “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) và “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” (Thân Nhân Trung)
A. Đều viết về người hiền
B. Đề cao vai trò của người hiền đối với việc xây dựng đất nước.
C. Đều viết thay vua
D. Tất cả đều đúng
Xác định hư từ và phân tích tác dụng thể hiện ý nghĩa của chúng trong đoạn văn sau:
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)
Trong văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta, Phan Châu Trinh vận dụng chủ yếu các thao tác lập luận nào? Hãy phân tích và đánh giá hiệu quả việc vận dụng các thao tác lập luận ấy.
Vấn đề nghị luận của văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh được thể hiện ở?
A. Nhan đề
B. Các câu chủ đề của các đoạn
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Nối các đoạn văn ở cột A với nội dung ở cột B sao cho thích hợp:
A. “Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời...ý trời sinh ra người hiền vậy”
B. “ Trước đây thời thế suy vị, Trung châu gặp nhiều biến cố...chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?”
C. “Chiếu này ban xuống...Vậy bố cáo gần xa để mọi người cùng biết”
1. Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung
2. Mối quan hệ giữa hiền atfi và thiên tử
3. Thực tại và nhu cầu của thời đại
Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:
a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?
b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?
c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn càng sử dụng được nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn không? Phải xuất phát từ đâu để có thể chọn chính xác các thao tác lập luận và vận dụng tổng hợp các thao tác đó trong một bài (đoạn) văn cụ thể? Và phải dựa vào đâu để đánh giá mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau?
Trong “Chiếu cầu hiền” vua Quang Trung đã thẳng thắn thừa nhận thực trạng nào dưới đây của triều đại mới do mình đứng đầu?
A. Triều đình chưa ổn định
B. Biên ải chưa yên, dân chưa lại sức
C. Ân đức vua chưa thấm nhuần khắp nơi
D. Tất cả đều đúng