Cuộc đời tựa như giấc mộng đẹp ... Có sắc hoa như tuổi trẻ của cô gái, nhưng có lúc cũng lụi tàn như hoa lúc nở lúc tàn theo năm tháng , đó là quy luật của tự nhiên cũng như sinh tử không thể tránh khỏi.... Gió chính là sự khởi đầu của tất cả mọi thứ , cơn gió thoảng qua cuốn theo tất cả phiền muộn trong đời - tình - ghen tuông- hận thù ...Hãy lạc quan lên!!!!..... Tuyết là sự cô đơn , lạnh lùng của mùa đông ...... Nhớ đến những hạt tuyết rơi rơi lại cảm thấy phiền muộn , nhớ về những ngày tháng vui buồn đã qua ..Thời gian ơi !!!! Xin hãy ngừng trôi....để tôi có thể bắt đầu lại cuộc đời ....được không?Nỗi nhung nhớ ấy vẫn không ngừng khêu gợi trong tâm trí tôi - Cuộc tình năm xưa nhưng chúng ta không thể ở bên nhau .......Phải chăng , tuyết là sự bi thương trong cuộc đời???? Nguyệt là vẻ đẹp tĩnh mịch của trời đêm , là tâm tư giấu kín ,là sự vương vấn của một nỗi niềm riêng ...Trăng dù đẹp thuần khiết nhưng nó cũng mang một bản tình ca sầu bi ai, cô hoạnh ....Khi ngước nhìn trăng sáng , tròn đêm khuya chẳng ai là không nhớ đến những hẹn ước , hẹn thề sống chết có nhau.Trăng khiến chúng ta đồng cảm với nó, vì trăng cũng cô đơn ..... Suy cho cùng thế gian cũng chỉ khổ vì tình ái , Phong hoa tuyết nguyệt .... Tình đến rồi đi như cơn gió , như hoa nở rồi tàn phai , như năm tháng cô hoạnh bên trăng rằm vì ai..., Như sương tuyết thấu những nỗi lòng ai giấu kín.... Hỏi thế gian tình ái là chi ...mà đôi lứa thề nguyền sống chết???????
Câu 7. Hình ảnh nào được tác giả Thế Lữ mượn để sáng tác lên bài thơ Nhớ rừng, đồng thời qua đó bộc lộ tâm trạng của mình?
A. Hình ảnh con hổ - chúa sơn lâm đang sống một cuộc sống tự do, phóng khoáng ở núi rừng.
B. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm giữa chốn ngục tù tối tăm.
C. Hình ảnh con hổ - chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong cũi sắt.
D. Hình ảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ bị chiến tranh tàn phá.
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh,
cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
a. Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Quê hương. Hoàn cảnh này có ý nghĩa thếnào đến nội dung của tác phẩm
b. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ trên.
c. Câu thơ Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá thuộc kiểu hành động nói nào d. Trong đoạn thơ trên, tác giả thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá . Em hiểu thế nào về mùi nồng mặn mà tác giả nhắc tới trong câu thơ
Ý nghĩa tồn tại của văn chương thực chất là hướng con người tới cái đẹp, cái thiện, là đưa ánh sáng vào trái tim con người. Ánh sáng văn chương chính là vẻ đẹp của cảm xúc, tư tưởng, tình cảm của nhà văn chuyển hóa vào tác phẩm thông qua hình thức nghệ thuật độc đáo. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu, soi sáng nhận thức, thắp sáng niềm tin, giúp con người hiểu hơn về cuộc sống và con người, từ đó soi chiếu nhận thức về chính mình. Ánh sáng văn chương có tác dụng khơi dậy, bồi đắp những tình cảm đẹp đẽ trong tâm hồn con người, giúp con người sống đẹp đẽ, nhân văn hơn.
- Việc sáng tạo của nhà văn có khuynh hướng tư tưởng, luôn xuất phát từ nhu cầu giãi bày, thể hiện tâm tư, tình cảm vì thế nên nâng đỡ cho cái tốt không chỉ là thiên chức, là trách nhiệm mà còn là mong mỏi, nhu cầu của người cầm bút. Bằng cái tâm, tầm tư tưởng bén nhạy, người nghệ sĩ thấy được bản chất cuộc sống, khái quát thành những quy luật tâm lí, từ đó chuyển tải đến người đọc những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống và con người. Để đưa ánh sáng vào trái tim con người, người nghệ sĩ còn ý thức phát huy cái tài trong cách sử dụng ngôn từ, sáng tạo hình ảnh, xây dựng hình tượng, tạo kết cấu tác phẩm … với sức truyền cảm cao nhất của hình thức nghệ thuật. Ánh sáng được đưa vào trái tim con người từ tác phẩm văn học chính là sự hòa quyện của cái tâm, cái tài của người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật nhiều vui sướng mà cũng lắm khổ đau.
- Giá trị của một tác phẩm, sức sống lâu bền của tác phẩm trong lòng người đọc chính là ở ánh sáng mà người nghệ sĩ đưa vào trái tim con người. Chính vì vậy, người nghệ sĩ cần phải sống sâu với cuộc đời, có được tình cảm chân thành, mãnh liệt, nắm bắt và phản ánh được những vấn đề cuộc sống và con người, có tài năng và bền bỉ nghiêm túc luyện rèn ngòi bút để có thể đưa ánh sáng vào trái tim con người hiệu quả nhất. Người đọc khi đến với tác phẩm vì thế cần có ý thức bồi đắp tâm hồn, biết khám phá, đón nhận thứ ánh sáng đặc biệt từ tác phẩm, lĩnh hội được những ý tình sâu sắc mà nhà vân gửi gắm để hiểu cuộc sống, hiểu con người, hiểu chính mình hơn, từ đó sống đẹp, sống nhân vân hơn.
3. Phân tích
- Lão Hạc là kết tinh những cảm xúc, suy tư của một người nghệ sĩ có trái tim nhân ái, bao la, một tâm hồn đầy suy tư, trăn trở, băn khoăn, day dứt về số phận con người.
- Ánh sáng mà Nam Cao muốn đưa vào trái tim con người trong " Lão Hạc" là niềm xúc động, trân trọng một lão nông nghèo khổ nhưng vẫn luôn giữ được lòng tự trọng.
- Nam Cao đã đưa ánh sáng vào trái tim con người bằng hình thức nghệ thuật đặc sắc, độc đáo: nghệ thuật sử dụng ngôn từ, hình ảnh, tạo kết cấu…
I- Trắc nghiệm
Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp
A |
B |
1. Ngắm trăng |
a. Tình yêu quê hương trong sáng được thể hiện qua bức tranh sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn của người dân làng chài và sinh hoạt làng chài |
2. Quê hương |
b. Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng, sống hòa hợp với thiên nhiên |
3. Khi con tu hú |
c. Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù |
4. Tức cảnh Pác Bó |
d. Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng và phong thái ung dung của Bác trong chốn ngục tù khổ cực |
II-Tự luận
Chép lại phiên âm, dịch thơ của bài Ngắm trăng và nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó.
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!"
(Tế Hanh, Quê hương)
a. Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Quê hương. Hoàn cảnh này có ý nghĩa thế
nào đến nội dung của tác phẩm?
b. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ trên.
c. Câu thơ "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!" thuộc kiểu hành động nói nào?
d. Trong đoạn thơ trên, tác giả thấy nhớ "cái mùi nồng mặn quá". Em hiểu thế nào về
"mùi nồng mặn" mà tác giả nhắc tới trong câu thơ?
Trước cảnh đẹp tuyệt vời của đêm trăng, tâm trạng của bác thế nào? Quá đó em biết được điều gì về con người của bác? *Hai câu thơ đầu *Bài ngắm trăng
PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 14 tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù)
Về nội dung:
Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.
Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. về phương diện này, có thể coi "Nhật kí trong tù" như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chân dung Hồ Chí Minh trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại có dũng khí lớn, lúc nào cũng nóng lòng sốt ruột hướng về Tổ quốc, khát khao tự do, là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Bị đày đọa trong lao tù, Người vẫn ung dung, tự tại, tràn đầy tinh thần lạc quan. Chân dung Hồ Chí Minh còn là hình ảnh bậc đại nhân có tình thương yêu bao la, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người. Tâm hồn Hồ Chí Minh nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên. Tập "Nhật kí trong tù" bộc lộ cốt cách của một thi nhân, một nghệ sĩ lớn.
Về mặt nghệ thuật : Là tác phẩm được đánh giá cao thể hiện vẻ đẹp phong cách nghệ thuật thơ Hồ chí minh nổi bật là sự kết hợp hài hòa giữa thơ cổ điển và hiện đại trong toàn bộ tác phẩm.
Cảm mến trước tài năng và tâm hồn Bác, khi đọc tập thơ, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:
Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
a.Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung của đoạn trích? (1.0 điểm)
b.(2.0 điểm) Em đã đọc, đã học những bài thơ nào trong tập thơ này? Bài học sâu sắc của bản thân qua những bài thơ ấy. (Gạch ý)
PHẦN LÀM VĂN: (7.0 điểm)
Viết bài văn trình bàycảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ được thể hiện qua hai bài thơ trên