Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Trọng Tấn

Soạn bài: Cây tre Việt Nam

Lan Anh
17 tháng 3 2016 lúc 13:43

I.  TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

1. Tác giả :

Thép Mới tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội; hoạt động trong phong trào Thanh niên Dân chủ, Sinh viên Cứu quốc, Văn hoá Cứu quốc trước Cách mạng tháng Tám. Nguyên Phó Tổng biên tập, Người Bình luận cấp cao báo Nhân Dân, Tổng biên tập báo Giải phóng, Uỷ viên Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Huân chương Độc lập hạng nhì, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, Huy chương G. Phu-xích của Hội Nhà báo quốc tế.

Tác phẩm đã xuất bản: Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (của C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Thép Mới và Sơn Tùng dịch, Lê Văn Lương hiệu đính, 1946); Trách nhiệm (1951); Thời gian ủng hộ chúng ta (của I.Ê-ren-bua, Thép Mới dịch, 1954); Thép đã tôi thế đấy (của Ô-xtrốp-xki, Thép Mới dịch, 1955); Hữu nghị (1955); Hiên ngang Cuba (1963); Điện Biên Phủ, một danh từ Việt Nam (1964); Trường Sơn hùng tráng (1969); Thời dựng Đảng (1984); Từ Điện Biên Phủ đến 30-4 (1985); Năng động Thành phố Hồ Chí Minh (1990); Cây tre Việt Nam (2001).

2. Tóm tắt

Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre (và những cây cùng họ) là thứ cây có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Tre có một vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý. Tre gắn bó lâu đời với con người (đặc biệt là người nông dân) trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Tre là bạn đồng hành của dân tộc ta trên con đường đi tới ngày mai.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI            

1. a) Đại ý của bài văn:  Cây tre Việt Nam nói lên sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất, chiến đấu. Cây tre có những đức tính quý báu như con người Việt Nam nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre sẽ đồng hành với người Việt Nam đi tới tương lai.

b) Bố cục

Theo bố cục của một văn bản tự sự, bài văn chia làm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

Mở bài: Từ đầu đến "chí khí như người" - Giới thiệu chung về cây tre.

Thân bài: Tiếp theo đến "Tiếng sáo diều tre cao vút mãi": Sự gắn bó của cây tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống của con người Việt Nam.

Kết bài: Phần còn lại: Cây tre là tượng trưng con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Phần thân bài có thể chia thành các đoạn nhỏ:

Đoạn 1: Từ "nhà thơ đã có lần ca ngợi" đến "có nhau, chung thủy": Sự gắn bó của tre với sản xuất và đời sống của người Việt Nam.

Đoạn 2: Tiếp theo đến "tre, anh hùng chiến đấu": Tre cùng người đánh giặc.

Đoạn 3: Tiếp theo đến "tre cao vút mãi": Tre đồng hành với người tới tương lai.

2. Để làm rõ ý "Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân ViệtNam", bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể.

+ Những chi tiết, hình ảnh thể hiện, sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày

- Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn.

- Tre là cánh tay của người nông dân.

- Tre là người nhà.

- Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già.

- Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

+ Tre là đồng chí chiến đấu

- Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre.

- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.

Hình ảnh tre được nhân hóa: Tre như có tình cảm - âu yếm làng bản, xóm thôn, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp; tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thủy; tre xung phong và xe tăng đại bác; tre hy sinh để bảo vệ con người...

Cây tre là một người bạn, với tất cả những đặc tính người. Nhờ nhân hóa mà cây tre hiện ra thật sống động trong đời sống, trong sản xuất và chiến đấu. Cây tre trở thành anh hùng lao động và anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tượng của người Việt Nam.

3. Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Khi đó, sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre mía. Tuy vậy, mía tre cũng vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa tân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng.

Mãi mãi tre vẫn đồng hành với con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

4. Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp, giàu sức sống, thanh cao, giản dị. Cây tre gắn bó giúp đỡ con người trong lao động, trong chiến đấu và trong đời sống. Cây tre cũng như người nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

 

Nhàn Thanh
12 tháng 2 2017 lúc 20:27

oạn bài cây tre Việt Nam của Thép Mới I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. - Đại ý của bài văn: Xem Ghi nhớ trang 99. - Bố cục có 2 đoạn. (1) Từ đầu đến “Tiếng háy giữa trời cao của trúc, của tre”. Cây tre là bạn thân của người nông dân và nhân dân Việt Nam. (2) Đoạn cuối: Vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa. Tre là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam. Câu 2. Để làm rõ phần đầu tác giả đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể: a. Sự gắn bó của tre và người: + Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. + Cánh đồng ta năm đôi ba vụ. Tre với người vất vả quanh năm. + Tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hằng ngày. ++ Giang chẻ lạt mềm… ++ Tre là que chuyền đánh chắt đem tới niềm vui cho trẻ thơ. ++ Chiếc điếu cày cho tuổi già khoan khoái. Tre chung thủy từ khi lọt lòng trong nôi tre đến lúc mất trên giường tre. + Tre kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. ++ Gậy tầm vông. ++ Chông tre. ++ Tre chống sắt thép (xe tăng, đại bác). - Cây tre ở đây được nhân hóa, khiến cho tre gần gũi và gắn bó với mọi sinh hoạt của người lao động, người dân Việt Nam trong cuộc sống lao động và chiến đấu. + Một số hình tượng nhân hóa. ++ Tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy. ++ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. ++ Tre, anh hùng lao động! ++ Tre, anh hùng chiến đấu! Tất cả những phẩm chất của người Việt Nam đều được tác giả gắn cho phẩm chất của tre. Vì thế, tre là biểu tượng cho nhân dân, dân tộc Việt Nam. Câu 3. Tre với tương lai dân tộc. - Trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. - Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình, vẫn tạo nên cổng chào thắng lợi, vẫn tạo nên những chiếc đu tre ngày hội xuân. - > Tre gắn bó với đời sống nghĩa tình và cho người Việt Nam thời hiện đại những giá trị tinh thần truyền thống. Tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam Câu 4. Đọc đoạn văn cuối cùng. Đọc ghi nhớ trang 100.

Âu Dương Linh Nguyệt
2 tháng 3 2017 lúc 19:11
CÂY TRE VIỆT NAM (Thép Mới) I. VỀ TÁC GIẢ Thép Mới tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội; hoạt động trong phong trào Thanh niên Dân chủ, Sinh viên Cứu quốc, Văn hoá Cứu quốc trước Cách mạng tháng Tám. Nguyên Phó Tổng biên tập, Người Bình luận cấp cao báo Nhân Dân, Tổng biên tập báo Giải phóng, Uỷ viên Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Huân chương Độc lập hạng nhì, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, Huy chương G. Phu-xích của Hội Nhà báo quốc tế. Tác phẩm đã xuất bản: Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (của C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Thép Mới và Sơn Tùng dịch, Lê Văn Lương hiệu đính, 1946); Trách nhiệm (1951); Thời gian ủng hộ chúng ta (của I.Ê-ren-bua, Thép Mới dịch, 1954); Thép đã tôi thế đấy (của Ô-xtrốp-xki, Thép Mới dịch, 1955); Hữu nghị (1955); Hiên ngang Cuba (1963); Điện Biên Phủ, một danh từ Việt Nam (1964); Trường Sơn hùng tráng (1969); Thời dựng Đảng(1984); Từ Điện Biên Phủ đến 30-4 (1985); Năng động Thành phố Hồ Chí Minh (1990);Cây tre Việt Nam (2001). II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. a) Đại ý của bài văn: Cây tre Việt Nam nói lên sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất, chiến đấu. Cây tre có những đức tính quý báu như con người Việt Nam nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre sẽ đồng hành với người Việt Nam đi tới tương lai. b) Bố cục Theo bố cục của một văn bản tự sự, bài văn chia làm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài: Từ đầu đến "chí khí như người" - Giới thiệu chung về cây tre. Thân bài: Tiếp theo đến "Tiếng sáo diều tre cao vút mãi": Sự gắn bó của cây tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống của con người Việt Nam. Kết bài: Phần còn lại: Cây tre là tượng trưng con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Phần thân bài có thể chia thành các đoạn nhỏ: Đoạn 1: Từ "nhà thơ đã có lần ca ngợi" đến "có nhau, chung thủy": Sự gắn bó của tre với sản xuất và đời sống của người Việt Nam. Đoạn 2: Tiếp theo đến "tre, anh hùng chiến đấu": Tre cùng người đánh giặc. Đoạn 3: Tiếp theo đến "tre cao vút mãi": Tre đồng hành với người tới tương lai. 2. Để làm rõ ý "Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam", bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể. + Những chi tiết, hình ảnh thể hiện, sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày - Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn. - Tre là cánh tay của người nông dân. - Tre là người nhà. - Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già. - Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy. + Tre là đồng chí chiến đấu - Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre. - Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Hình ảnh tre được nhân hóa: Tre như có tình cảm - âu yếm làng bản, xóm thôn, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp; tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thủy; tre xung phong và xe tăng đại bác; tre hy sinh để bảo vệ con người... Cây tre là một người bạn, với tất cả những đặc tính người. Nhờ nhân hóa mà cây tre hiện ra thật sống động trong đời sống, trong sản xuất và chiến đấu. Cây tre trở thành anh hùng lao động và anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tượng của người Việt Nam. 3. Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Khi đó, sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre mía. Tuy vậy, mía tre cũng vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa tân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng. Mãi mãi tre vẫn đồng hành với con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. 4. Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp, giàu sức sống, thanh cao, giản dị. Cây tre gắn bó giúp đỡ con người trong lao động, trong chiến đấu và trong đời sống. Cây tre cũng như người nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam. II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre (và những cây cùng họ) là thứ cây có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Tre có một vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý. Tre gắn bó lâu đời với con người (đặc biệt là người nông dân) trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Tre là bạn đồng hành của dân tộc ta trên con đường đi tới ngày mai. 2. Cách đọc Đọc bài Cây tre Việt Nam cần chú ý ngắt hơi, nhấn giọng làm nổi bật các chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng; thể hiện lời văn giàu nhịp điệu và cảm xúc tràn đầy chất thơ. 3. Tìm một số câu tục ngữ, ca dao, thơ, truyện cổ tích Việt Nam có nói đến cây tre. Gợi ý: có thể kể ra các truyện như: Thánh Gióng, Cây tre trăm đốt,…và dẫn các câu thơ: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng? (Ca dao) Quê hương tôi có con sông xanh biếc, Nước gương trong soi tóc những hàng tre. (Tế Hanh) Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con.
Yuriko Lộc
21 tháng 9 2017 lúc 18:50
CÂY TRE VIỆT NAM (Thép Mới) I. VỀ TÁC GIẢ Thép Mới tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội; hoạt động trong phong trào Thanh niên Dân chủ, Sinh viên Cứu quốc, Văn hoá Cứu quốc trước Cách mạng tháng Tám. Nguyên Phó Tổng biên tập, Người Bình luận cấp cao báo Nhân Dân, Tổng biên tập báo Giải phóng, Uỷ viên Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Huân chương Độc lập hạng nhì, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, Huy chương G. Phu-xích của Hội Nhà báo quốc tế. Tác phẩm đã xuất bản: Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (của C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Thép Mới và Sơn Tùng dịch, Lê Văn Lương hiệu đính, 1946); Trách nhiệm (1951); Thời gian ủng hộ chúng ta (của I.Ê-ren-bua, Thép Mới dịch, 1954); Thép đã tôi thế đấy (của Ô-xtrốp-xki, Thép Mới dịch, 1955); Hữu nghị (1955); Hiên ngang Cuba (1963); Điện Biên Phủ, một danh từ Việt Nam (1964); Trường Sơn hùng tráng (1969); Thời dựng Đảng(1984); Từ Điện Biên Phủ đến 30-4 (1985); Năng động Thành phố Hồ Chí Minh (1990);Cây tre Việt Nam (2001). II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. a) Đại ý của bài văn: Cây tre Việt Nam nói lên sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất, chiến đấu. Cây tre có những đức tính quý báu như con người Việt Nam nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre sẽ đồng hành với người Việt Nam đi tới tương lai. b) Bố cục Theo bố cục của một văn bản tự sự, bài văn chia làm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài: Từ đầu đến "chí khí như người" - Giới thiệu chung về cây tre. Thân bài: Tiếp theo đến "Tiếng sáo diều tre cao vút mãi": Sự gắn bó của cây tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống của con người Việt Nam. Kết bài: Phần còn lại: Cây tre là tượng trưng con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Phần thân bài có thể chia thành các đoạn nhỏ: Đoạn 1: Từ "nhà thơ đã có lần ca ngợi" đến "có nhau, chung thủy": Sự gắn bó của tre với sản xuất và đời sống của người Việt Nam. Đoạn 2: Tiếp theo đến "tre, anh hùng chiến đấu": Tre cùng người đánh giặc. Đoạn 3: Tiếp theo đến "tre cao vút mãi": Tre đồng hành với người tới tương lai. 2. Để làm rõ ý "Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam", bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể. + Những chi tiết, hình ảnh thể hiện, sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày - Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn. - Tre là cánh tay của người nông dân. - Tre là người nhà. - Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già. - Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy. + Tre là đồng chí chiến đấu - Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre. - Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Hình ảnh tre được nhân hóa: Tre như có tình cảm - âu yếm làng bản, xóm thôn, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp; tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thủy; tre xung phong và xe tăng đại bác; tre hy sinh để bảo vệ con người... Cây tre là một người bạn, với tất cả những đặc tính người. Nhờ nhân hóa mà cây tre hiện ra thật sống động trong đời sống, trong sản xuất và chiến đấu. Cây tre trở thành anh hùng lao động và anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tượng của người Việt Nam. 3. Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Khi đó, sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre mía. Tuy vậy, mía tre cũng vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa tân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng. Mãi mãi tre vẫn đồng hành với con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. 4. Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp, giàu sức sống, thanh cao, giản dị. Cây tre gắn bó giúp đỡ con người trong lao động, trong chiến đấu và trong đời sống. Cây tre cũng như người nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam. II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre (và những cây cùng họ) là thứ cây có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Tre có một vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý. Tre gắn bó lâu đời với con người (đặc biệt là người nông dân) trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Tre là bạn đồng hành của dân tộc ta trên con đường đi tới ngày mai. 2. Cách đọc Đọc bài Cây tre Việt Nam cần chú ý ngắt hơi, nhấn giọng làm nổi bật các chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng; thể hiện lời văn giàu nhịp điệu và cảm xúc tràn đầy chất thơ. 3. Tìm một số câu tục ngữ, ca dao, thơ, truyện cổ tích Việt Nam có nói đến cây tre. Gợi ý: có thể kể ra các truyện như: Thánh Gióng, Cây tre trăm đốt,…và dẫn các câu thơ: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng? (Ca dao) Quê hương tôi có con sông xanh biếc, Nước gương trong soi tóc những hàng tre. (Tế Hanh) Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con. (Nguyễn Duy)
Mai Hoàng Ngọc Hân
17 tháng 1 2018 lúc 20:05

Câu 1:

a. Nội dung của bài văn: Cây tre Việt Nam nói lên sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất, chiến đấu. Cây tre có những đức tính quý báu như con người Việt Nam nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre sẽ đồng hành với người Việt Nam đi tới tương lai.

b. Bố cục: gồm 2 đoạn

- Đoạn 1 (từ đầu đến "Tiếng háy giữa trời cao của trúc, của tre"): Cây tre là bạn thân của người nông dân và nhân dân Việt Nam.

- Đoạn 2 (đoạn cuối): Vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa. Tre là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam.

Phần thân bài có thể chia thành các đoạn nhỏ.

Câu 2:

Để làm rõ ý "Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam", bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể.

- Những chi tiết, hình ảnh thể hiện, sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày

+ Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn.

+ Tre là cánh tay của người nông dân.

+ Tre là người nhà.

+ Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già.

+ Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

- Tre là đồng chí chiến đấu

+ Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre.

+ Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.

+ Cây tre ở đây được nhân hóa, khiến cho tre gần gũi và gắn bó với mọi sinh hoạt của người lao động, người dân Việt Nam trong cuộc sống lao động và chiến đấu.

- Một số hình tượng nhân hóa:

- Tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

- Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

- Tre, anh hùng lao động!

- Tre, anh hùng chiến đấu!

Tất cả những phẩm chất của người Việt Nam đều được tác giả gắn cho phẩm chất của tre. Vì thế, tre là biểu tượng cho nhân dân, dân tộc Việt Nam.

Câu 3:

Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Khi đó, sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre mía. Tuy vậy, mía tre cũng vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa tân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng.

Tre gắn bó với đời sống nghĩa tình và cho người Việt Nam thời hiện đại những giá trị tinh thần truyền thống. Tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam.

Câu 4:

Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp, giàu sức sống, thanh cao, giản dị. Cây tre gắn bó giúp đỡ con người trong lao động, trong chiến đấu và trong đời sống. Cây tre cũng như người nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.