Đáp án C
Trong các sinh vật trên, Cừu Dolli được tạo ra bằng phương pháp nhân bản vô tính → Nó được tạo ra từ công nghệ tế bào → Cừu dolli không phải là sinh vật chuyển gen
Đáp án C
Trong các sinh vật trên, Cừu Dolli được tạo ra bằng phương pháp nhân bản vô tính → Nó được tạo ra từ công nghệ tế bào → Cừu dolli không phải là sinh vật chuyển gen
Ứng dụng nào sau đây không dựa trên cơ sở của kĩ thuật di truyền?
(1) Dê mang gen quy địnhprotein của tơ nhện
(2) Sử dụng vi khuẩn E.coli để sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người.
(3) Tạo chủng nấm Penicilium có hoạt tính penixilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu
(4) Tạo bông mang gen có khả năng kháng sâu hại
(5) Tạo ra chuột nhắt chứa gen hoocmon sinh trưởng của chuột cống
Số phương án đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Để sản xuất hoocmon insulin với số lượng lớn nhằm trong điều trị bệnh tiểu đường, người ta sử dụng một plasmit có chứa gen kháng chất kháng sinh ampixilin để tạo ra ADN tái tổ hợp rồi chuyển vào các tế bào vi khuẩn E.coli vốn không có khả năng kháng chất kháng sinh ampixilin. Có bao nhiêu nhận xét sau đây là đúng?
1. Gen mã hóa insulin có thể được lấy trực tiếp từ tế bào người.
2. Các vi khuẩn E. coli được nhận ADN tái tổ hợp được xem là sinh vật chuyển gen.
3. Gen kháng chất kháng sinh được sử dụng nhằm giúp vi khuẩn E. coli tăng sức đề kháng để có thể thu được nhiều sản phẩm hơn.
4. Phương pháp chuyển gen vào tế bào E. coli là phương pháp biến nạp.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Cho các loài sinh vật sau:
(1) Chuột bạch mang gen sinh trưởng của chuột cống.
(2) Cà chua có gen gây chín bị bất hoạt.
(3) Cây bông mang gen kháng sâu hại từ vi khuẩn.
(4) Dê sản xuất prôtêin tơ nhện trong sữa.
Các sinh vật chuyển gen là:
A. (2), (3), (4).
B. (1), (3), (4).
C. (1), (2), (3).
D. (1), (2), (4).
Có bao nhiêu ý mô tả về sinh vật biến đổi gen dưới đây?
(1) Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp - caroten trong hạt.
(2) Vi khuẩn E.Coli mang gen mã hóa insulin ở người.
(3) Chuột nhắt mang gen hoocmon sinh trưởng của chuột cống nên có khối lượng gần gấp đôi so với con chuột bình thường cùng lứa.
(4) Tạo được chủng nấm penicilium đột biến có hoạt tính penicilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu. Tạo được chủng vi khuẩn đột biến có năng suất tổng họp lyzin cao gâp 300 lần dạng ban đầu.
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Dạng nào sau đây được coi là một sinh vật chuyển gen?
1. Một vi khuẩn đã nhận các gen thông qua tiếp hợp.
2. Một người qua liệu pháp gen nhận được 1 gen gây đông máu loại chuẩn.
3. Cừu tiết sữa có chứa prôtêin huyết thanh của người.
4. Một người sử dụng insulin do vi khuẩn E.Coli sản xuất để điều trị bệnh đái tháo đường
5. Chuột cống mang gen hemoglobin của thỏ.
6.Gen trong ti thể bị đột biến điểm dẫn tới bệnh động kinh ở người
Đáp án đúng là
A. 1 và 3, 6
B. 3 và 5
C. 4 và 5
D. 2 và 3, 5
Để sản xuất hoocmôn insulin với số lượng lớn nhằm trong điều trị bệnh tiểu đường, người ta sử dụng một plasmit có chứa gen kháng chất kháng sinh ampixilin để tạo ra ADN tái tổ hợp rồi chuyển vào các tế bào các tế bào vi khuẩn E. coli vốn không có khả năng kháng chất kháng sinh ampixilin. Có bao nhiêu nhận xét sau đây là đúng?
(1) Gen mã hóa insulin có thể được lấy trực tiếp từ tế bào người.
(2) Các vi khuẩn E. coli được nhận ADN tái tổ hợp được xem là sinh vật chuyển gen.
(3) Gen kháng chất kháng sinh được sử dụng nhằm giúp vi khuẩn E. coli tăng sức đề kháng để có thể thu được nhiều sản phẩm hơn.
(4) Phương pháp chuyển gen vào tế bào E. coli là phương pháp biến nạp
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về công nghệ gen ở vi sinh vật?
(1) ADN tái tổ hợp từ gen cần chuyển và plasmit được chuyển vào tế bào vi khuẩn bằng phương pháp tải nạp.
(2) Các vi sinh vật được sử dụng làm tế bào nhận có thể là sinh vật nhân sơ hoặc sinh vật nhân thực.
(3) Gen tổng hợp insulin được tổng hợp nhân tạo trong ống nghiệm và chuyển vào vi khuẩn E. coli bằng vectơ là plasmit.
(4) Gen cần chuyển có thể tồn tại trong tế bào chất hoặc trong nhân của tế bào nhận.
(5) Có thể sử dụng virut đốm thuốc lá để chuyển gen vào vi khuẩn
(6) Khi sử dụng thực khuẩn thể làm thể truyền thì không thể chuyển gen vào tế bào nhận là nấm men
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo giống bông kháng sâu hại
(2)Tạo ra giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia
(3) Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
(4)Tạo ra giống táo “má hồng” từ giống táo Gia Lộc – Hải dương
(5) Tạo giống chuột nhắt mang gen tổng hợp hoocmon sinh trưởng của chuột cống
(6)Tạo ra giống lúa CICA4 có năng suất cao.
(7)Tạo ra giống Bò sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa
Các thành tựu được tạo ra bằng công nghệ gen là:
A. (1), (3) (5) và (7)
B. (1), (2), (5) và (6)
C. (1), (2), (5) và (7)
D. (2), (3) ,(5), (7)
Những thành tựu nào ứng dụng công nghệ gen trong các thành tựu công nghệ sinh học sau:
1. Người bệnh tiểu đường được điều trị bởi hooc môn insulin được tổng hợp nhờ vi khuẩn Ecoli.
2. Cây tomato có quả cà chua và củ khoai tây nhờ lai tế bào sinh dưỡng.
3. Chuột chứa gen tổng hợp hemôglôbin của thỏ.
4. Cừu Đôly được tạo từ kỹ thuật nhân bản vô tính.
5. Cừu cho sữa có prôtêin huyết tương của người.
A. 1,3,5.
B. 2,3,4.
C. 1,2,3.
D. 3,4,5.
Cho một số thao tác cơ bản trong quá trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin của người như sau:
1.Tách plasmid từ tế vào vi khuẩn và tách gen mã hóa insulin từ tế bào người.
2.Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người.
3.Chuyển ADN tái tổ hợp chứa gen mã hóa insulin của người vào tế bào vi khuẩn.
4.Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người.
Trình tự đúng của các thao tác trên là:
A. 2 → 4 → 3 → 1
B. 1 → 4→ 3→ 2
C. 1→ 2→ 3→ 4
D. 2→ 1→ 3→ 4