D. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
D. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
Câu1. Giới cầm quyền nào đề ra "chiến lược toàn cầu " sau chiến tranh thế giới thứ II ?
Câu2 : Nước Nhật sau chiến tranh thế giới thứ II nội dung dung nào sau đây sai ?
A. Là nước bại trận B. Mất hết thuọc địa
C. Kinh tế bị tàn phá nặng nề C. Kinh tế phát triển mạnh mẽ
Câu 3 : NATO là tên viết tắt của tổ chức nào ?
Câu4 : Tính đến năm 2004 , số nước của thành viên EU là bao nhiêu?
Câu 5 : Bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ Hai , tình hình nước Mĩ như thế nào ?
Câu 6 : Tình hình nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
giải chi tiết cụ thể giúp mk vớiiiiiiiiiiii ạ
Câu 1 Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Nhật Bản bị quân đội nước nào chiếm đóng dưới danh nghĩa quân Đồng minh?
A. Anh
B. Pháp
C. Liên Xô
D. Mĩ
Câu 2 Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu vào khoảng thời gian nào?
A. Những năm 50 của thế kỉ XX.
B. Những năm 60 của thế kỉ XX.
C. Những năm 70 của thế kỉ XX.
D. Những năm 80 của thế kỉ XX.
Câu 3 Nội dung cơ bản của hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật (1951) là
A. Mĩ cam kết không xâm lược Nhật Bản
B. Mĩ tái vũ trang cho Nhật
C. Nhật Bản được đặt dưới sự bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ trên lãnh thổ Nhật
D. Chấm dứt thời kì chiếm đóng của Đồng minh ở Nhật Bản
Câu 4 Nhân tố nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam
B. Sự viện trợ của Mĩ cho Nhật Bản
C. Sự viện trợ của các nước Tây Âu cho Nhật Bản
D. Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại
Câu 5 Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản có đặc điểm gì nổi bật?
A. Phát triển chậm chạp
B. Phát triển nhanh chóng
C. Phát triển không ổn định
D. Khủng hoảng, suy thoái kéo dài
Câu 6 Đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Mềm mỏng về chính trị, tập trung vào phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại
B. Kí hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (08 - 09 - 1951).
C. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.
D. Phát triển kinh tế đối ngoại, xâm nhập và mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế ở khắp mọi nơi, đặc biệt là Đông Nam Á.
Câu 7 Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực thực phẩm.
B. Đất nước gặp nhiều khó khăn: thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm…
C. Phát triển thần kì, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
D. Đất nước bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.
Câu 8 Đâu không phải là cải cách dân chủ mà Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã thi hành ở Nhật Bản sau chiến tranh?
A. Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế.
B. Tiến hành cải cách ruộng đất.
C. Thông qua và thực hiện các đạo luật lao động.
D. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp.
Câu 9 Ý nghĩa quan trọng nhất của các cải cách mà lực lượng Đồng minh đã thực hiện ở Nhật Bản giai đoạn 1945-1951 là
A. Khôi phục nền kinh tế Nhật Bản đạt mức trước chiến tranh
B. Dân chủ hóa Nhật Bản, tạo điều kiện để nước Nhật phát triển ở giai đoạn sau
C. Tạo mầm mống để chủ nghĩa quân phiệt phát triển trở lại
D. Đưa Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm tài chính lớn của thế giới
Câu 10 Nguyên nhân khách quan thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Truyền thống văn hóa tốt đẹp, con người Nhật có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động.
B. Các công ty Nhật Bản năng động, có sức cạnh tranh cao
C. Vai trò điều tiết, quản lý của nhà nước
D. Tận dụng được các điều kiện thuận lợi từ bên ngoài
Câu 11 Nguyên nhân chủ yếu quyết định sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là
A. Áp dụng khoa học- kĩ thuật vào sản xuất
B. Vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước
C. Vai trò của con người Nhật Bản
D. Chi phí cho quốc phòng ít
Câu 12 Một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định tạo ra sự tăng trưởng kinh tế "thần kì" của Nhật Bản là
A. Gắn liền với những điều kiện quốc tế thuận lợi
B. Có chính sách đối nội và đối ngoại phù hợp
C. Liên kết chặt chẽ với các nước phát triển
D. Con người được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm
Câu 13 Nguyên nhân phát triển của kinh tế Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống nhau?
A. Lợi dụng vốn đầu tư nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.
B. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
C. Phát huy truyền thống tự lực.
D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào.
Câu 14 Để phát triển khoa học - kĩ thuật, Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các nước khác?
A. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học kĩ thuật.
B. Đi sâu vào các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo máy móc.
C. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển.
D. Coi trọng việc nhập kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài.
Câu 15 Chế độ chính trị của Nhật Bản hiện nay là gì?
A. Chế độ xã hội chủ nghĩa
B. Chế độ cộng hòa tổng thống
C. Chế độ quân chủ lập hiến
D. Chế độ quân chủ chuyên chế
Câu 16 Bài học quan trọng nhất Việt Nam có thể học tập từ sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là
A. Tranh thủ các nguồn viện trợ từ bên ngoài
B. Hạn chế ngân sách quốc phòng để tập trung phát triển kinh tế
C. Đầu tư phát triển giáo dục con người
D. Tăng cường vai trò quản lý điều tiết của nhà nước
Sau chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản bị quân đội Mỹ chiếm đóng gọi là chế độ A. quân chủ B.Quân quản C .quân đồng minh D. quân đội
Điểm nổi bật của tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Bị tàn phá và thiệt hại nặng nề về người và của.
B. Phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu.
C. Thu được nhiều lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất.
D. Nhanh chóng khôi phục kinh tế và phát triển.
Tình hình kinh tế Mĩ bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?
A. Nền kinh tế Mĩ bị tàn phá và thiệt hại nặng nề.
B. Nền kinh tế Mĩ phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu khác.
C. Mĩ thu được nhiều lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thê giới.
D. Mĩ nhanh chóng khôi phục nền kinh tế và đạt được bước phát triển “thần kì”.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị quân đội nước nào chiếm đóng?
A. Quân đội Liên Xô.
B. Quân Anh.
C. Quân Mĩ.
D. Quân Pháp.
Đâu không phải là nguyên nhân làm kinh tế Mĩ phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Giàu tài nguyên không bị chiến tranh tàn phá.
B. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu, tiến hành quân sự hóa nền kinh tế.
C. Nhân dân có lịch sử truyền thống lâu đời.
D. Áp dụng triệt để thành tựu KH-KT.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Nhật Bản bị quân đội nước nào chiếm đóng dưới danh nghĩa quân Đồng minh?
A. Anh
B. Pháp
C. Liên Xô
D. Mĩ
Câu 1 Điểm nổi bật của tình hình kinh tế nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Bị tàn phá và thiệt hại nặng nề về người và của.
B. Phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu.
C. Thu được nhiều lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất.
D. Nhanh chóng khôi phục kinh tế và phát triển.
Câu 2 Mỹ vươn lên trở thành trung tâm kinh tế tài chính duy nhất của thế giới vào thời gian nào?
A. Từ năm 1945-1975.
B. Từ năm 1950-1975.
C. Từ năm 1918-1945.
D. Từ năm 1945-1950.
Câu 3 Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai khởi đầu từ quốc gia nào?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Liên Xô.
D. Mỹ.
Câu 4 Năm 1969, Mĩ đã đạt được thành tựu gì nổi bật về khoa học - kĩ thuật?
A. Tiến hành cuộc “cách mạng xanh”
B. Chế tạo ra công cụ sản xuất mới
C. Đưa con người lên mặt trăng
D. Tạo ra cừu Đô-li
Câu 5 Điểm nổi bật trong chính sách đối nội của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc.
B. Chống phong trào công nhân và Đảng cộng sản Mỹ hoạt động.
C. Chống sự nổi loạn của thế hệ trẻ.
D. Đối phó với phong trào đấu tranh của người da đen.
Câu 6 Chính sách đối ngoại nổi bật của Mĩ trong giai đoạn 1991-2000 là
A. Cố gắng thiết lập trật tự thế giới đơn cực
B. Tìm cách tiêu diệt Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa
C. Thiết lập chế độ thực dân kiểu mới ở châu Á
D. Nới lỏng sự kiểm soát đối với Đảng Cộng sản ở Mĩ
Câu 7 Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Không bị chiến tranh tàn phá.
B. Bán vũ khí cho các nước tham chiến.
C. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.
D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước.
Câu 8 Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Do sức cạnh tranh lớn của các tập đoàn tư bản lũng đoạn.
B. Do Mĩ buôn bán vũ khí và không bị chiến tranh tàn phá.
C. Do Mĩ áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật.
D. Do Mĩ biết tận dụng vốn đầu tư bên ngoài.
Câu 9 Nguyên nhân nào không đưa đến sự suy yếu của kinh tế Mỹ từ những năm 70 của thế kỉ XX?
A. Sự vươn lên cạnh tranh mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu.
B. Kinh tế Mỹ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
C. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.
D. Tác động của chủ nghĩa khủng bố.
Câu 10 Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai không nhằm mục tiêu nào sau đây?
A. Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
C. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
D. Viện trợ cho các nước kém phát triển trên thế giới.
Câu 11 Mĩ đã có hành động gì để thực hiện “Chiến lược toàn cầu” trong những năm 1945 - 1973?
A. Tạo áp lực quân sự, buộc các nước tư bản sau chiến tranh phải phục tùng Mĩ.
B. Cùng với Anh, Pháp chiến đấu bảo vệ hệ thống thuộc địa cũ trên thế giới.
C. Kêu gọi các nước tư bản Đồng minh thiết lập nền thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở các nước thế giới thứ ba.
D. Phát động cuộc “Chiến tranh lạnh”, gây ra các cuộc chiến tranh cục bộ, can thiệp vào nội bộ nhiều nước.
Câu 12 Biểu hiện nào chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp giai đoạn 1945-1973?
A. Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm 40% sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
B. Công nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh.
C. Kinh tế Mĩ chiếm 25% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
D. Sản lượng nông nghiệp Mĩ năm 1949 bằng 2 lần tổng sản lượng nông nghiệp các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức và Nhật Bản.
Câu 13 Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Bán vũ khí cho các bên tham chiến.
B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
D. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.
Câu 14 Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mỹ là gì?
A. Chuẩn bị tiến hành “chiến tranh tổng lực”.
B. “Chiến lược toàn cầu hóa”.
C. Xác lập một trật tự thế giới mới có lợi cho Mỹ.
D. “Chủ nghĩa lấp chỗ trống”.
Câu 15 Biểu hiện của “chiến lược toàn cầu” Mỹ thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 là
A. Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
B. Trừng phạt kinh tế Việt Nam.
C. Lôi kéo Việt Nam tham gia NATO.
D. Giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học.
Câu 16 Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kì hiện nay là
A. G.Bush.
B. B. Obama.
C. B. Clinton.
D. D. Trump.