Lê Quỳnh  Anh

Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct word for each of the blanks.

Understanding India's Caste System

It has been said that life is what we make of it. In other words, if we work hard and focus on our goals, we can have great careers and enjoy high status is society. However, these opportunities don’t exist for everyone. In some places, the family you are born into will decide almost everything about your life. India’s caste system is an example of this.

The caste system is a major part of the Hindu religion that has existed for thousands of years. It is a way of organizing and grouping people based on the occupation of the family. Castes will determine whom people can socialize with and their place in society. Originally, a person’s caste was supposed to be determined by their personality, but over time it has been linked to their job and family.

There are four classes, also known as varnas, in India’s caste system. The highest one is Brahmin. People in this class have jobs in education and religion. These are seen as extremely important functions for the society as they deal with the knowledge. The second highest level is the Kshatriya, or ruling class. People from this group can be soldiers, landowners, or have jobs in politics. The class beneath this is the Vaishya. These people often work in the commercial sector as merchants. The fourth class level is the Shudra. Shudras typically work as unskilled labourers doing factory or farm work, or they may also be employed as artists.

There is another group, the Harijan, that is at the bottom and considered to be outside of the caste system. For many years, they were known as Untouchables, people from this caste held the most undesirable jobs in society, such as cleaning up garbage. Furthermore, they weren’t allowed to pray at public temples or drink water from the same wells as other classes. If someone from another caste came into contact with an Untouchable, they were considered dirty and would be expected to bathe vigorously to clean themselves.

Although the caste system still exists in India, the government is taking steps to improve the living conditions and decrease unemployment rates for the Shudras and Harijan. This includes providing better health care, offering literacy programmes, and making sure that people from higher social classes do not exploit them. It seems unlikely that the caste system will disappear any time soon, but the overall conditions for those at the bottom do seem to be improving.

The word “this” in paragraph 1 refers to ________.

A. the fact that your origin will mostly decide your future 

B. the pleasure of life in India 

C. the India’s caste system existing for thousands of years

D. the major part of the Hindu religion

Dương Hoàn Anh
14 tháng 9 2019 lúc 17:18

Chọn A

Từ “this” trong đoạn 1 đề cập đến ________. 
A. thực tế là gốc gác của bạn sẽ chủ yếu quyết định tương lai của bạn 
B. niềm vui của cuộc sống ở Ấn Độ 
C. chế độ đẳng cấp Ấn Độ tồn tại trong hàng ngàn năm 
D. phần lớn tôn giáo Hindu

  “this” ở đây đề cập đến vấn đề được đưa ra ở câu trước đó: “In some places, the family you are born into will decide almost everything about your life.” (Ở một số nơi, gia đình mà bạn được sinh ra sẽ quyết định hầu hết mọi thứ về cuộc sống của bạn), có thể hiểu đó là sự thật rằng gốc gác sẽ quyết định phần lớn tương lai của mỗi người.

Hiểu chế độ đẳng cấp của Ấn Độ

  Người ta nói rằng cuộc sống là những gì chúng ta nhìn nhận về nó. Nói cách khác, nếu chúng ta làm việc chăm chỉ và tập trung vào các mục tiêu, chúng ta có thể có sự nghiệp tuyệt vời và đạt được địa vị cao trong xã hội. Tuy nhiên, những cơ hội này không dành cho tất cả mọi người. Ở một số nơi, gia đình mà bạn được sinh ra sẽ quyết định hầu hết mọi thứ về cuộc sống của bạn. Chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ là một ví dụ về điều này.

  Chế độ đẳng cấp là một phần quan trọng của tôn giáo Ấn Độ đã tồn tại hàng ngàn năm nay. Đó là một cách tổ chức và phân loại nhóm người dựa vào nghề nghiệp gia đình. Các đẳng cấp sẽ xác định những người mà mọi người có thể kết giao và vị thế của họ trong xã hội. Ban đầu, đẳng cấp của một người được cho là được xác định bởi tính cách của họ, nhưng theo thời gian nó lại liên quan đến công việc và gia đình của họ.

  Có bốn đẳng cấp, còn được gọi là varna, trong chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ. Đẳng cấp cao nhất là Brahmin (Bà la môn). Những người thuộc đẳng cấp này thường làm việc trong lĩnh vực giáo dục và tôn giáo. Những nghề này được xem là có chức năng đặc biệt quan trọng trong xã hội bởi họ phải làm việc với kiến thức. Đẳng cấp cao thứ hai là Kshatriya, hay tầng lớp thống trị. Những người thuộc nhóm này có thể là những người lính, địa chủ hoặc làm việc trong lĩnh vực chính trị. Đẳng cấp tiếp theo là Vaishya. Những người này thường là các thương nhân làm việc trong lĩnh vực thương mại. Đẳng cấp thứ tư là Shudra. Shudras thường là những người lao động không có tay nghề làm việc tại nhà máy hoặc trang trại, hoặc họ cũng có thể là những nghệ sĩ làm công.

  Còn có một tầng lớp khác nữa, Harijan, nằm dưới đáy và được coi là không thuộc chế độ đẳng cấp. Trong nhiều năm, họ được biết đến như là tầng lớp tiện dân, những người thuộc tầng lớp này nắm giữ những công việc không ai muốn trong xã hội như dọn rác. Hơn nữa, họ không được phép cầu nguyện ở các đền thờ công cộng hay uống nước từ cùng một giếng với các đẳng cấp khác. Nếu bất cứ người nào thuộc một đẳng cấp khác tiếp xúc với một người thuộc tầng lớp tiện dân, họ sẽ bị coi là bẩn thỉu và phải tắm rửa thật sạch sẽ để làm sạch mình.

  Mặc dù chế độ đẳng cấp vẫn còn tồn tại ở Ấn Độ, chính phủ đang tiến hành từng bước để cải thiện điều kiện sống và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cho người Shudras và Harijan. Việc này bao gồm việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn, tổ chức các chương trình xóa mù chữ, đảm bảo chắc chắn những người thuộc các tầng lớp xã hội cao hơn không bóc lột họ. Có vẻ như chế độ đẳng cấp sẽ không biến mất trong tương lai gần, nhưng những điều kiện chung dành cho những người ở dưới đáy dường như đang được cải thiện. 


Các câu hỏi tương tự
Lê Quỳnh  Anh
Xem chi tiết
Lê Quỳnh  Anh
Xem chi tiết
Lê Quỳnh  Anh
Xem chi tiết
Lê Quỳnh  Anh
Xem chi tiết
Lê Quỳnh  Anh
Xem chi tiết
Lê Quỳnh  Anh
Xem chi tiết
Lê Quỳnh  Anh
Xem chi tiết
Lê Quỳnh  Anh
Xem chi tiết
Lê Quỳnh  Anh
Xem chi tiết