Bồng Bềnh

Phát hiện và phân tích tác dụng của cá biện pháp tu từ trong các câu :

a.    Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

        Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối 

       Lưng đưa nôi và tim hát thành lời....

b.  Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 

     thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

c. Trăng ơi....từ đâu đến 

    Hay từ một sân chơi?

d.           Con đi dưới một vòm trời

       Đau thương nhưng vẫn sáng ngời lòng tin.

              Đã ngừng đập một quả tim

        Đã ngừng đập một cánh chim đại bàng.

e.             Cày đồng đang buổi ban trưa 

        Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

g.             Con đi trăm núi ngàn khe

          Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

                Con đi đánh giặc mười năm

           Chưa bằng muôn nỗi đời bầm sáu mươi

GV Ngữ Văn
9 tháng 8 2018 lúc 9:08

a. Câu thơ sử dụng biện pháp hoán dụ "lưng đưa nôi, tim hát thành lời" (lấy bộ phận để chỉ toàn thể) để chỉ người mẹ. Người mẹ vừa lao động vừa địu con lên rẫy, nhưng mẹ vẫn dành trọn sự dịu dàng, yêu thương ấy cho con. 

b. Câu thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ qua từ "mặt trời". "Mặt trời" trong "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng" là mặt trời của tự nhiên, mặt trời đem lại nguồn ánh sáng và sự sống cho trái đất. Còn "mặt trời" trong "Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" là ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Bác như vầng dương soi sáng, soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam. Từ "rất đỏ" còn chỉ những nhiệt huyết Cách mạng và tấm lòng bao la, yêu nước thương dân của Bác.

c. Câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa. (Sử dụng từ ngữ xưng hô với sự vật như với người). Tác giả trò chuyện với trăng như người bạn tâm tình. Câu thơ khiến hình ảnh thiên nhiên trở nên sinh động, hồn nhiên và giàu tính biểu cảm.

d. Câu thơ sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh "đã ngừng đập một trái tim". Biện pháp nói giảm nói tránh đã cho thấy sự xót thương của đồng bào miền Nam trước sự ra đi của Bác. Đồng thời khổ thơ cũng khẳng định dù Bác đã ra đi nhưng Bác vẫn luôn sống mãi trong lòng dân tộc và muôn triệu trái tim người Việt...

e. Câu thơ sử dụng biện pháp so sánh "như" kết hợp với từ láy giàu sức gợi "thánh thót" nhằm nói lên nỗi vất vả của người nông dân. Họ lao động cần mẫn và đổ mồ hôi, sôi giọt máu để có thể làm ra những bông lúa thơm, hạt gạo trắng.

g. Câu thơ sử dụng biện pháp so sánh: "trăm núi ngàn khe" - "muôn nỗi tái tê", "đánh giặc mười năm" - "muôn nỗi đời bầm sáu mươi" để nói lên sự biết ơn của người con đối với mẹ. Đứa con thấy rằng sự vất vả của mình chưa bằng muôn nỗi vất vả, tủi cực của người mẹ. Câu thơ vừa cho thấy sự thấu hiểu, biết ơn vừa cho thấy tình cảm sâu sắc của đứa con dành cho mẹ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Bồng Bềnh
Xem chi tiết
Bồng Bềnh
Xem chi tiết
Phạm Hồng Linh
Xem chi tiết
Cường Đặng
Xem chi tiết
Tâm Bùi
Xem chi tiết
chu thi my hanh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Kotarou Tora
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Mai
Xem chi tiết