Xét một số trường hợp thực tế sau đây:
+ TH1: Từ một tế bào đơn bội n (hạt phấn) nuôi trong ống nghiệm với hóa chất đặc trưng đã phát triển thành mô đơn bội.
+ TH2: Từ một tế bào thực vật, bằng phương pháp nuôi cấy mô, người ta đã tạo được một cây hoàn chỉnh.
+ TH3: Hợp tử phát triển thành phôi, rồi phát triển thành cơ thể.
+ TH4: Tế bào sinh trứng qua lần phân bào 1 tạo thành 2 tế bào, tiếp tục qua lần phân bào 2 tạo thành 4 tế bào đơn bội.
+ TH5: Một tế bào vi khuẩn E.coli sau 2 giờ phân chia tạo được 64 vi khuẩn mới. Hỏi:
1. Trong các trường hợp trên, trường hợp nào là nguyên phân, giảm phân, phân đôi? Vì sao?
2. Nêu ý nghĩa của quá trình nguyên phân và giảm phân bình thường?
3. Quá trình nguyên phân và giảm phân có những điểm khác nhau cơ bản nào?
4. Tính số lần phân đôi và thời gian của một lần phân đôi của vi khuẩn Ecoli ở TH5. Tại sao quá trình phân chia ở tế bào E.coli không gọi là gián phân mà gọi là trực phân?
Đa số vi khuẩn và động vật nguyên sinh sinh trưởng tốt nhất ở độ pH nằm trong khoảng
A. 4-6
B. 6-8
C. 1-3
D. 10-12
Điều nào sau đây không đúng khi nói về độ pH của vi sinh vật?
A. Dựa vào sự thích nghi với độ pH khác nhau của môi trường sống, người ta chia vi sinh vật thành 3 nhóm chính: vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính
B. Con người có thể làm thay đổi độ pH ở môi trường sống của vi sinh vật
C. Vi sinh vật không thể là nhân tố làm thay đổi độ pH ở môi trường sống của vi sinh vật
D. Cả A và B
Đây là phần rất nhỏ của enzim nhưng nó lại quyết định tính xúc tác, tính đặc hiệu của enzim, đó là
A. Trung tâm hoạt động. B. Vùng gắn cơ chất.
C. Vùng xúc tác. D. Vùng ức chế.
Câu 37: Những đặc điểm nào sau đây là của enzim?
(1) Là những chất được tổng hợp trong tế bào sống.
(2) Tham gia vào cấu trúc tế bào.
(3) Là hợp chất cao năng.
(4) Là chất xúc tác sinh học.
(5) Là những phân tử có kích thước và khối lượng lớn.
(6) Được tổng hợp trong tế bào sống.
(7) Làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau khi phản ứng kết thúc.
A. 3 B. 4 C.5 D.6
đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của quá trình phân giải ở vi sinh vật a, diễn ra bên trong tế bào b, tích lũy năng lượng c, diễn ra bên ngoài cơ thể nhờ các enzim do vi sinh vật tiết ra d, hình thức đa dạng
Cơ chế hoạt động của enzim có thể tóm tắt thành một số bước sau
(1) Tạo ra các sản phẩm trung gian
(2) Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất
(3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim
Trình tự các bước là
A. (2) → (1) → (3)
B. (2) → (3) → (1)
C. (1) → (2) → (3)
D. (1) → (3) → (2)
ế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất?
a) Tế bào biểu bì.
b) Tế bào hồng cầu.
c) Tế bào cơ tim.
d) Tế bào xương
Cơ chế hoạt động của enzim có thể tóm tắt thành một số bước sau:
(1) Tạo ra các sản phẩm trung gian
(2) Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất
(3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim
Trình tự các bước lần lượt là?
A. (1) → (3) → (2)
B. (2) → (1) → (3)
C. (2) → (3) → (1)
D. (1) → (2) → (3)