Nguyễn Đức Duy

Phần I: (5,0 điểm) 

Câu 1:  Chép thuộc lòng bài thơ Khi con tu tú của tác giả Tố Hữu (1,0 điểm)

Câu 2: Bức tranh mùa hè được tác giả miêu tả trên những phương diện nào? (0,5 điểm)

Câu 3:  Nêu nội dung  và phương thức biểu đạt của bài thơ em vừa chép? ( 0,5 điểm)

Câu 4: Theo em tại sao tác giả không dùng “ ve kêu” mà tác giả lại dùng “ve ngân”? (1,0 điểm)

Câu 5:   Viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch, từ 7 đến 10 câu trình bày cảm nhận của em về Khổ 1 của bài thơ trong đó có sử dụng một câu cảm thán ( gạch chân)  (2,0 điểm)

Phần II:

         “Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đồ mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.

      Đạo học thành người thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”

                        ( La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998)

Câu 1: Xác định kiểu câu và hành động nói của câu“Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”? (1,0 điểm)

Câu 2: Trong đoạn văn trên, Nguyễn Thiếp đã bàn luận đến các phép học nào? Tác dụng của phép học mà ông nêu lên là gì?  (1,0 điểm)

Câu 3: Tìm hai câu tục ngữ có nghĩa tương ứng với câu của tác giả Nguyễn Thiếp: “Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Nêu ngắn gọn nội dung câu tục ngữ đó (1,0 điểm)

Câu 4: Từ nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 12 - 15 câu nêu suy nghĩ về mục đích học tập của bản thân (2,0 điểm)

Sad boy
24 tháng 7 2021 lúc 9:29

câu 1 ( bn tự chép đc khum ạ) 

câu 2 : Bức tranh mùa hè được miêu tả trên các phương diện sau :

+ Âm thanh

+ màu sắc

+ chuyển động và hương vị của cảnh vật 

câu 3 Tham khảo nhé !!

Nội dung chính: vẻ đẹp của bức trnh thiên nhiên mùa hè bên ngoài song sắt nhà tù hoặc trong trí tưởng tượng của nhà thơ

PTBĐ chính: miêu tả

câu 4 sao tác giả không dùng “ ve kêu” mà tác giả lại dùng “ve ngân vì 

Dùng "ve ngân" để diễn tả âm thanh tiếng ve da diết suốt ngày dài, làm cho tác giả thực sự thấy bức bối muốn phá tan song sắt nhà tù để ra ngoài, được tự do và tận hưởng thiên nhiên tươi đẹp. Từ "ve ngân" thể hiện được điều này còn "ve kêu" thì không

câu 5

Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Ôi, hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ! Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ.

câu cảm thán là câu đc in đậm nhé

 

 

 

Bình luận (0)
Kẻ cô đơn
24 tháng 7 2021 lúc 9:31

Câu 2: Bức tranh mùa hè được miêu tả trên phương diện: âm thanh, màu sắc, chuyển động, hương vị của cảnh vật.

Câu 3:

- ND: khát vọng tự do, tình yêu cuộc sống của người tù Cách mạng Tố Hữu. Nhà thơ bị giam giữ đã có những khát vọng cháy bỏng được thoát ra khỏi gông tù của quân thù, tiếp tục tận hưởng cuộc sống và cống hiến cho cách mạng, dân tộc

PTBĐbiểu cảm kết hợp tự sự  miêu tả.

Câu 4: Tác giả ko dùng “ve kêu” mà lại dùng “ve ngân” vì nó là tiếng kêu da diết, ngân dài trong khung cảnh mùa hè, một bức tranh thiên nhiên được tạo ra bởi màu sắc hội họa, trong không gian tù túng, tâm trạng người tù cách mạng uất ức, ngột ngạt vs cảm xúc khao khát tự do mãnh liệt bỏng cháy.

Bình luận (0)
Sad boy
24 tháng 7 2021 lúc 9:38

Phần II

câu 1 

đây là kiểu câu trần thuật

hành động nói là trình bày

câu 2

Trong đoạn văn trên, Nguyễn Thiếp đã bàn luận đến các phép học trình tự ( là, từ dễ đến khó chứ ko nên học ko theo trình tự ) và đjăc biệt là phép học : học đi đôi với hành . Phải vừa học lý thuyết và vận dụng chứ không nên học một cái 

câu 3

các câu tục ngữ có liên quan là :

BN THAM KHẢO

 + Học đi đôi với hành 

ý nghĩa :  Đi đôi” có nghĩa là luôn song hành với nhau, không thể nào tách rời. ... Tóm lại, “học đi đôi với hành” là một chân lí, học định hướng, giúp cho việc vận dụng có hiệu quả và ngược lại, việc vận dụng sẽ làm cho lí thuyết được học trở nên có ý nghĩa, đồng thời quay lại kiểm nghiệm tính đúng đắn của lí thuyết.

+ học hay cày biết 

+ ý nghĩa : phải vừa học giải lý thuyết , vừa giỏi thực hành , Nếu giỏi lý thyết mà kém thực hành thì đó chỉ là học vẹt , học cho có chứ ko ứng dụng đc , nếu ứng dụng đc mà ko bt lý thuyết thì sẽ dễ xảy ra sai sót

câu 4 : bn Tham khảo

Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội. Ngày nay, mỗi con người đều có cách học riêng của mình. Nhiều bạn rất chăm chỉ, cần cù và giành được những thành công lớn. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đácuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lelemalin
Xem chi tiết
Nico_Robin0602
Xem chi tiết
Trần Lê Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Bùi Phương Anh
Xem chi tiết
Trà Giang Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Tống Gia Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Hùng
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Hùng
Xem chi tiết