Phần I: (5,0 điểm)
Câu 1: Chép thuộc lòng bài thơ Khi con tu tú của tác giả Tố Hữu (1,0 điểm)
Câu 2: Bức tranh mùa hè được tác giả miêu tả trên những phương diện nào? (0,5 điểm)
Câu 3: Nêu nội dung và phương thức biểu đạt của bài thơ em vừa chép? ( 0,5 điểm)
Câu 4: Theo em tại sao tác giả không dùng “ ve kêu” mà tác giả lại dùng “ve ngân”? (1,0 điểm)
Câu 5: Viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch, từ 7 đến 10 câu trình bày cảm nhận của em về Khổ 1 của bài thơ trong đó có sử dụng một câu cảm thán ( gạch chân) (2,0 điểm)
Phần II:
“Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đồ mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.
Đạo học thành người thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
( La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998)
Câu 1: Xác định kiểu câu và hành động nói của câu“Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”? (1,0 điểm)
Câu 2: Trong đoạn văn trên, Nguyễn Thiếp đã bàn luận đến các phép học nào? Tác dụng của phép học mà ông nêu lên là gì? (1,0 điểm)
Câu 3: Tìm hai câu tục ngữ có nghĩa tương ứng với câu của tác giả Nguyễn Thiếp: “Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”. Nêu ngắn gọn nội dung câu tục ngữ đó (1,0 điểm)
Câu 4: Từ nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 12 - 15 câu nêu suy nghĩ về mục đích học tập của bản thân (2,0 điểm)