Câu văn “tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. So sánh
D. Hoán dụ
Đề 2.
Đọc đọan trích sau và trả lời các câu hỏi :
“Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.
Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”.
(Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà, SGK Ngữ văn 9)
Câu 1: (0,5 điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn trên.
Câu 2: (1.0 điểm)
Xác định phép liên kết hình thức và từ ngữ liên kết trong các câu: “Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”.
Câu 3: (1,0 điểm)
Câu văn “Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa” sử dụng phép tu từ gì? Tác dụng của phép tu từ đó.
Câu 4: (0,5 điểm)
Em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về nhận vật bé Thu đối với ông Sáu được thể hiện qua đoạn trích trên?
Đọc đoạn trích dưới đây ” Tiếng kiêu của nó như xé, xé sự im lặng và xé cả ruột ran mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng ‘ba” như vỡ tung từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như con sóc, nó chạy thót lên và đang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làng tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.” Đoạn tích trên sử dụng biện pháp tu từ nào?
"Tiếng kêu của nó như tiếng xẻ, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cổ đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" nhi vỡ tung và dang hai tay ôm chặt lấy có ba nó.Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó nhu 7 từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó dựng đứng lên.
Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc: - Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
Ba nó bề nổ lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hơn tóc, hơn cổ, hôn vai và hơn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa".
Cầu 1: (1.0 điểm): đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: (0.5 điểm) : Chira 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn "Nó hôn ba nó hôn nữa"? cùng khắp. Nó hôn tóc, hơn cổ, hỗn vai và hơn cả vết thẹo dài bên mà của ba nó nữa" ?
Câu 3: (0.5 điểm): Theo em, vì sao tác giả lại nhấn mạnh chi tiết bé Thu “hôn cả vết theo dài bên má của ba nó nữa"? Cầu 4: (1.0 điểm): Em có nhận xét gì về tình cảm bé Thu đối với ông Sáu được
thể
hiệu qua đoạn trích trên?
viết đoạn văn giới thiệu về một tác phẩm (viết như đoạn mở bài) trong chương trình ngữ văn 9 trong đó sử dụng thành phần khởi ngữ, thành phần biệt lập ( tình thái, cảm thán, phụ chú, gọi - đáp) —> gạch dưới từng thành phần đó
Xác định thành phần phụ chú, thành phần khởi ngữ trong các ví dụ sau:
a) Thế rồi bỗng một hôm, chắc rằng hai cậu bàn cãi mãi, hai cậu chợt nghĩ kế rủ Oanh chung tiền mở cái trường.
(Nam Cao)
b) Lan – bạn thân của tôi – học giỏi nhất lớp.
c) Nhìn cảnh ấy mọi người đều chảy nước mắt, còn tôi, tôi cảm thấy như có ai đang bóp nghẹt tim tôi.
(Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà)
d) Kẹo đây, con lấy mà chia cho em.
Phần I. Trắc nghiệm
Nối tên thành phần biệt lập ở cột A với tác dụng ở cột B sao cho phù hợp.
A | B |
1. Thành phần tình thái | a. Dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu |
2. Thành phần cảm thán | b. Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu |
3. Thành phần gọi - đáp | c. Dùng để bộc lộ tâm lí của người nói |
4. Thành phần phụ chú | d. Dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp |
Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây:
a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
(Kim Lân, Làng)
b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
c) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
d) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.
(Kim Lân, Làng)
Bài 3 Đặt câu (Gạch chân các thành phần theo yêu cầu)
a. Thành phần tình thái liên quan tới tác phẩm “Bếp lửa”
b. Thành phần cảm thán liên quan tới tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá”
c. Thành phần gọi đáp liên quan tới tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
d. Thành phần phụ chú liên quan tới tác phẩm “Đồng chí”