Ở một loài thực vật tại một locut gen quy định màu sắc hạt có alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hidro, alen B bị đột biến hành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nucleotit loại timin và 2211 nucleotit loại xitozin. Gây đa bội hóa hạt chứa cặp gen Bb được dạng tứ bội, số nucleotit từng loại của gen quy định màu sắc hạt trong tế bào dạng tứ bội này là
A. G = X = 1478; A = T = 1122
B. G = X = 1472; A = T = 1128
C. G = X = 1476; A = T = 1124
D. G = X = 1474; A = T = 1126
Alen B :
Dài 221 nm = 2210 A0 => Tổng số nu là (2210 A0 : 3.40 x 2 = 1300 = 2A+2G
1669 liên kết Hidroó2A+3G = 1669
ð Vậy A= T= 281 và G = X = 369
Giả sử gen b có A=T = x và G = X = y
1 tế bào nguyên phân 2 lần tạo 4 tế bào con
Số nu môi trường cung cấp :
T = 281*3 + x*3 = 1689 => x = 282
X = 369*3+y*3 = 2211 => y = 368
Vậy alen b có A =T = 282 và G = X = 368
Đa bội thành dạng tứ bội BBbb, số nu của gen là :
A = T = 1126
G=X = 1474
Đáp án D