Ở loài cừu, con đực có kiểu gen SS và Ss đều qui định tính trạng có sừng, còn kiểu gen ss qui định tính trạng không sừng, con cái có kiểu gen SS quy định tính trạng có sừng, Ss và ss đều qui định tính trạng không sừng. Thế hệ xuất phát (P) cho giao phối cừu đực và cái đều có sừng, F1 cho được 1 cừu cái không sừng. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Cừu cái không sừng ở F1 có kiểu gen Ss.
B. Khả năng thu được cừu cái có sừng trong phép lai P là 1/4
C. Khả năng thu được cừu đực có sừng trong phép lai P là 1/2
D. Tỉ lệ kiểu hình thu được trong phép lai P là 50% có sừng: 50% không sừng
Đáp án D
Xét phép lai P: Cừu đực có sừng (S-) x cừu cái có sừng (SS). Cừu cái F1 không sừng nhận S từ mẹ nên phải có kiểu gen Ss. Do đó, cừu đực có sừng (P) phải có kiểu gen Ss.
Phép lai P là Ss x SS ÷ F1: 1SS: 1Ss. Tỉ lệ kiểu hình F1 là: 2 đực có sừng:1 cái có sừng: 1 cái không sừng.
Vậy, phương án D sai vì tỉ lệ thu được là: 75% có sừng : 25% không sừng