Tham khảo dàn ý nha em:
I. Giới thiệu chung:
- Giới thiệu về truyền thống yêu nước, yêu làng quê của dân tộc VN.
- Giới thiệu hai tác phẩm: “ Làng “ ( Kim Lân ) và “ Chiếc lược ngà “ ( Nguyễn Quang Sáng ) viết về hình ảnh con người Việt Nam và tình cảm của họ trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
- Nhận xét chung về phẩm chất, tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam trong hoàn cảnh chiến tranh được thể hiện qua hai tác phẩm trên.
II. Phân tích cụ thể: (Có thể phân tích lần lượt từng tác phẩm hoặc gộp chung).
1- Con người Việt Nam hiện lên trong truyện ngắn “Làng ” của nhà văn Kim Lân ( với nhân vật chính: Ông Hai):
a- Yêu làng, tự hào về làng mình giàu đẹp. Say mê kể về làng - khoe làng một cách say mê, náo nức lạ thường.
b- Yêu làng, ông Hai tự hào về những thành tích trong khánh chiến của làng, tự hào về tinh thần chiến đấu dũng cảm của làng ông trong chiến tranh.
c- Khi xa làng đi tản cư, ông băn khoăn, ray rứt, tiếc nuối về những ngày tham gia chiến đấu cùng anh em đồng chí ở lại làng. Luôn quan tâm theo dõi tin tức của làng mình và mong ước được trở lại làng chiến đấu cùng anh em đồng chí.
d- Khi nghe tin “Làng ông theo Tây“→ Ông đau xót, tuỉ hổ, dằn vặt , rồi dẫn đến tuyệt vọng khi mụ chủ nhà có ý đuổi gia đình ông đi, không cho ở nữa, vì gia đình ông là người làng theo Tây, việt gian bán nước(được miêu tả qua những diễn biến tâm lí phức tạp).
đ- Khi cái tin “làng ông theo giặc” được cải chính, ông mừng rỡ đi khoe với nhiều người, đến nhiều gia đình khoe làng ông chiến đấu kiên cường, rằng làng ông không phải theo Tây, rằng nhà ông bị giặc Tây đốt nhẵn…
⇒ Tóm lại, ở Ông Hai ,tình yêu làng quê hoà quyện, gắn chặt với tình yêu đất nước, thống nhất với tình cảm kháng chiến. Ông Hai là một điển hình cho những người nông dân sống mộc mạc, chân chất nhưng tâm hồn chứa đựng biết bao tình cảm đáng trân trọng: yêu làng quê, yêu đất nước, ủng hộ công cuộc kháng chiến của cả dân tộc. Tình cảm gắn bó với làng quê bộc lộ và trỗi dậy trong hoàn cảnh chiến tranh thật đặc biệt . Và họ luôn đặt quyền lợi của gia đình, tình yêu làng dưới tình yêu đất nước và quan trọng hơn bao giờ hết đối với họ là góp phần cho cuộc kháng chiến của dân tộc mau chóng đi đến thắng lợi.
2- Hình ảnh con người Việt Nam trong chiến tranh qua tác phẩm “Chiếc lược ngà”:
a- Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của đất nước, họ rời xa làng quê, rời xa người thân để ra đi, mang theo cả những tâm tư nỗi niềm, những nguyện ước đang canh cánh bên lòng. Anh Sáu ra đi khi con còn rất nhỏ. Tình cha con bị chia cắt bởi chiến tranh ác liệt.
b- Chính hoàn cảnh chiến tranh nghiệt ngã đã gây nên những bi kịch trong tình cha con của Anh Sáu, mà anh là người phải chấp nhận những đớn đau. Anh Sáu về phép mấy ngỳa nhưng đứa con gái yêu quý của Ông ( Bé Thu ) không nhận cha. Bom đạn, khói lửa của chiến tranh đã làm thay đổi một phần trên nét mặt của người cha, làm cho Bé Thu không nhận ra được, vì không giống với người trong tấm ảnh . Thật cảm động , khi mà Bé Thu nhận ra cha thì đó cũng là lúc Anh Sáu phải ra đi… Chiến tranh không những gây nên những vết thương trên thân thể người lính mà còn gây nên cả những vết thương trong trái tim của họ.Dù đau đớn, nhưng họ vẫn hướng về phía trước, về cuộc chiến đấu, vầ Tổ quốc thân yêu…
c- Khi con đã trưởng thành, đã hiểu ra được ý nghĩa của cuộc chiến đấu của thế hệ cha anh và sẵn sàng chờ đợi ngày chiến thắng để được đoàn tụ gia đình, thì đó chính là lúc người cha mãi mãi nằm lại nơi chiến trường xa xôi. Chiến tranh đã gây chia cắt và mất mát trong cuộc sống gia đình, trong tình cha con. Thế nhưng họ vẫn vượt qua để phụng sự Tổ quốc . Họ đã sống vì Tổ quốc, vì nhân dân mà quên mình…
⇒ Tóm lại, hình ảnh con người Việt Nam trong hoàn cảnh chiến tranh thật đẹp đẽ. Dù trong hoàn cảnh đen tối như thế nào, họ vẫn vươn lên , vẫn hướng về Tổ quốc thân yêu với một tình yêu thiêng liêng ,cao cả…