Cho năm hỗn hợp rắn sau: (1) (NH4)2CO3 và Ba(OH)2; (2) NaHCO3 và Ca(OH)2; (3) KHSO4 và Na2CO3; (4) NH4HCO3 và Ca(OH)2; (5) Al4C3 và CaC2 (tỉ lệ mol tương ứng 3 : 4). Cho năm hỗn hợp vào năm cốc đựng nước cất (dư, ở điều kiện thường) riêng biệt. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số cốc thu được chất khí và kết tủa là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp (NH4)2CO3 và NH4HCO3 trong bình chân không, thu được 7,28 lít (đktc) hỗn hợp khí và hơi X. Dẫn X qua dung dịch HCl (dư), sau phản ứng, còn lại 2,24 lít (đktc) khí không bị hấp thụ (giả sử khí sinh ra tan trong nước không đáng kể). Giá trị của m là
A. 8,522
B. 8,225
C. 8,325
D. 8,450
Cho các phát biểu sau:
(a) Công thức hóa học của ure là (NH4)2CO3.
(b) Amophot là phân bón hỗn hợp
(c) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng phần trăm khối lượng K2O
(d) Nhiệt phân hoàn toàn muối NH4NO3 thu được NH3 và HNO3
(e) Trong thực tế NH4HCO3 được dùng làm bánh xốp
(f) NH3 lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học
(g) Photpho có tính oxi hóa mạnh hơn nitơ
Số phát biểu không đúng là
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Hỗn hợp E gồm 3 peptit X, Y, Z đều mạch hở (được tạo nên từ glyxin và lysin). Chia hỗn hợp E thành hai phần. Phần 1 có khối lượng 14,8808 gam, được đem thủy phân hoàn toàn trong dung dịch KOH 1,0 M thì dùng hết 180 ml. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp F chứa a mol muối của glyxin và b mol muối của lysin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn phần 2, thu được CO2 và hơi H2O có tỉ lệ thể tích là 1 : 1. Tỉ lệ a : b có giá trị gần nhất với
A. 1,57.
B. 1,67.
C. 1,40.
D. 2,72.
Cho các peptit X, Y, Z mạch hở, đều chứa gốc Ala trong phân tử, tổng số nguyên tử oxi trong 3 phân tử peptit X, Y, Z là 9. Đốt cháy hoàn toàn 24,42 gam hỗn hợp A gồm X, Y,Z (tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 : 2) cần vừa đủ 1,17 mol khí O2 thu được CO2, H2O và N2. Mặt khác, đun nóng 0,07 mol hỗn hợp B gồm X, Y, Z (tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 2 : 2) bằng dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam hỗn hợp ba muối của glyxin, alanin và valin. Giá trị của m là
A. 19,14
B. 15,40.
C. 16,66
D. 20,48
Trộn 0,54 gam bột nhôm với hỗn hợp gồm bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm, thu được hỗn hợp X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3, thu được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Thể tích khí NO (ở đktc) là
A. 0,025 lít
B. 0,224 lít
C. 0,672 lít
D. 0,075 lít
Hỗn hợp A gồm N2 và H2 có tỷ lệ số mol tương ứng là 1:4. Nung A với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí B, trong đó NH3 chiếm 20% về thể tích. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là:
A. 10,41%.
B. 41,67%.
C. 20,83%.
D. 43,76%.
Cho hỗn hợp E gồm hai peptit X và Y(đều mạch hở). Trong phân tử X và Y, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố mO : mN tương ứng là 4 : 3 và 10 : 7.
Thủy phân hoàn toàn 0,12 mol hỗn hợp E cần dùng 280 mL dung dịch NaOH 2M (đun nóng), chỉ thu được dung dịch chứa a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Đốt cháy hoàn toàn 23,4 gam E bằng khí O 2 , thu được C O 2 , N 2 và 13,5 gam H 2 O . Tỉ lệ a : b tương ứng là
A. 1 : 3
B. 2 : 1
C. 4 : 3
D. 2 : 3
Hỗn hợp T gồm 3 peptit mạch hở X,Y,Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2:3:4. Thủy phân hoàn toàn 35,97 gam T thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 0,29 mol A và 0,18 mol B. Biết tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X,Y,Z =16, A và B là aminoaxit no, có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH trong phân tử. Nếu đốt cháy 4x mol X và 3x mol Y đều thu được số mol CO2 bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T thu được N2 , 0,74 mol CO2 và a mol H2O. Giá trị a gần nhất là:
A. 0,65
B. 0,69
C. 0,67
D. 0,72