Câu 8. Giỏi về hình học, biết tính diện tích các hình tam giác, hình tròn, xây dựng nên những công trình kiến trúc đồ sộ như Kim tự tháp. Đó là đặc điểm của cư dân ở A. Ấn Độ B. La Mã C. Ai Cập D. Đông Nam Á
Câu 5. Bê-tông được quốc gia cổ đại nào phát minh ra đầu tiên?
A. La Mã. B. Hy Lạp. C. Ai Cập. D. Lưỡng Hà.
Tại sao các công trình kiến trúc ở các quốc gia cổ đại Phương Đông thường đồ sộ?
A. Thể hiện sức mạnh của đất nước
B. Thể hiện sức mạnh của thần thánh
C. Thể hiện sức mạnh và uy quyền của nhà vua
D. Thể hiện tình đoàn kết dân tộc
Các công trình kiến trúc ở Ai Cập và Lưỡng Hà thường đồ sộ vì nó muốn thể hiện điều gì?
Một công trình kiến trúc khiến đời sau vô cùng than phục được xây dựng trên đồi A-crô-pôn ở A-ten (Hy Lạp) đó là
A. Đền Pác-tê-nông.
B. Tượng thần vệ nữ.
C. Tượng lực sĩ ném đĩa.
D. Ngọn hải đăng Alexandria.
Một công trình kiến trúc khiến đời sau vô cùng than phục được xây dựng trên đồi A-crô-pôn ở A-ten (Hy Lạp) đó là
A. Đền Pác-tê-nông.
B. Tượng thần vệ nữ.
C. Tượng lực sĩ ném đĩa.
D. Ngọn hải đăng Alexandria.
Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống
Ốc-ta-vi-útngười đã đưa La Mã bước vào kỉ nguyên hoàng kim của quyền lực và thương mại ở Địa Trung Hải. Vào thời Ốc-ta-vi-út, Ro-ma được xây dựng nguy nga, tráng lệ như lời tuyên bố của ông: “Ta đã nhận một Rô-ma ................... và để lại một Rô-ma bằng .................”.
A. bằng gạch, bằng đá. B. bằng đất, bằng vàng .
C. bằng cẩm thạch, bằng gạch. D, bằng gạch, bằng cẩm thạch.
Đề cương chuẩn cuối kỳ I
Môn sử 6 ( 2021-2022)
I/ Hy Lạp và La Mã cổ đại
1/ Các công trình kiến trúc của người Rô - ma thời kì cổ đại : Rô – ma có nhiều công trình kiến trúc như đền đài( đền Pan-tê-ông, Khải hoàn môn,cầu máng dẫn nước, trường đấu Cô- Li- dê, … oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và thiết thực nhưng không tinh tế, tươi tắn. ..
2/ Nhờ Sự phát triển mạnh mẽ của thủ công nghiệp, cùng với đường bờ biển dài,vị trí địa lý thuận lợi sản xuất hàng hoá của người Rô-ma tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng?
3/ sự tiến bộ của thể chế dân chủ phương Tây Hi Lạp, Rô-ma so với chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông?( mục em có biết trang 55) các nam công dân từ 18 tuổi trở lên có quyền giám sát...
4/ Vị trí địa lý Hy-Lạp là có đường bờ biển dài, khúc khuỷu, hàng nghìn hòn đảo nhỏ nên thuận tiện việc phát triển giao thương, buôn bán với các nước bên ngoài.
5: Hệ chữ cái A, B, C và hệ chữ số La Mã (I, II, III,…)
6 / Đặc điểm nổi bật của các quốc gia cổ đại phương Tây Hy Lạp, La mã là có nhiều khoán sản đồng, sắt, vàng...nên cư dân chủ yếu làm nghề thủ công, chế tác đá, là gốm... hoạt động buôn bán và đô thị phát triển.
-sinh hoạt dân chủ ở mỗi thành bang.
7/Học xong Các nước Hy-Lạp, La-mã hiểu Nhà nước Chủ nô là gì? nô lệ là gì?Bản chất xã hội chiếm nô là gì?
- Soạn...
8/Tổ chức nhà nước cộng hòa La Mã là không có Vua, cai trị dựa trên luật pháp, mọi chức vụ đc bầu ra ,và do viện nguyên Lão nắm quyền.
II/ Nhà nước văn Lang - Âu Lạc
1. Sự ra đời nhà nước Văn Lang Âu Lạc, (thời gian, quá trình đấu tranh chông xâm lược).
2. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước , giải thích, nhận xét cơ cấu tổ chức nhà nước Âu lạc so với thời văn lang.
3. Đời sông vật chất, tinh thần( Ăn..., ở..., mặc...(nam,nữ, ngày hội, ngày thường , đi lại, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng...
4. Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay, kinh đô...?
5. Tìm hiểu truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy để biết được vũ khí đánh giặc, nguyên nhân thất bại của nhà nươc Âu Lạc?
6. Người cai quản các bộ, các làng, chạ thời văn Lang, Âu Lạc được gọi là gì?
7. Đời sống kinh tế của cư dân Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc: Cư dân chủ yếu sống bằng nghề nông trồng lúa nước. Người dân biết trồng dâu, nuôi tằm, trồng hoa màu… Các nghề thủ công như: gốm, dệt vải… phát triển
8. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là sản xuất nông nghiệp.
9. Các quốc gia Đông Nam Á đã tiếp thu những thành thành tựu văn hoá của các quốc gia nào? Tiếp thu những lĩnh vực văn hóa nào?
- Chữ viết, tôn giáo, kiến trúc, điêu khắc...
- Đọc tên các quốc gia Đông Nam Á, các bộ phận Đông Nam Á