Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tran Nguyen Linh Chi

                                                Ngọn gió và cây sồi 

Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các 
sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây 
cối phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, 
không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên 
cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn 
giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi: 
- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? 
Cây sồi từ tốn trả lời: 
- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch 
đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. 
Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm 
nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cám ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông 
đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. 
(Theo Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ- NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2011) 
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt và biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên. 
Câu 2. Chỉ ra và xác định vai trò của trợ từ trong câu: “Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.” 

minh nguyet
11 tháng 7 2021 lúc 17:11

1. PTBDC: Tự sự

BPTT: Nhân hóa

Tác dụng: Làm cho cây sồi và ngọn gió trở nên sinh động, giúp người đọc dễ hình dung ra câu chuyện hơn, 2 nhân vật được lấy để cho người đọc thông điệp về khả năng chịu đựng và khả năng của bản thân

2. Trợ từ: Chính

Tác dụng: Bổ sung ý nghĩa cho câu, làm cho câu văn trở nên sinh động và sâu sắc hơn

a, PTBĐchính: tự sự,miêu tả,(BPTT)chủ yếu là nhân hóa. Nhân hóa làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Đồng thời, mượn hình ảnh của cây sồi, của ngọn gió, muốn nói đến ý chí, nghi lực trong mỗi con người.

b)trợ từ ''chính'' tác dụng,Nhấn mạnh lí do vì sao mà nhân vật "tôi" chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình

Sad boy
11 tháng 7 2021 lúc 17:07

THAM KHẢO

 

 Câu 1 :

Phương thức biểu đạt: Tự sự

- Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu: Nhân hóa: ngọn gió, cây sồi có thể suy nghĩ, nói chuyện như con người. 

Câu 2

 Trợ từ trong bài: Chính

- Vai trò: Nhấn mạnh lí do tại sao mà "tôi" chứng minh được khả năng chịu đựng và sức mạnh chính mình.

 

Linh Khánh Đỗ
20 tháng 12 2022 lúc 14:28

C1:Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn 
giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã.  BPTT LÀ GÌ ?

C2 l:CÁC TỪ MIÊU TẢ SỰ DỮ DỘI CỦA NGỌN GIÓ


Các câu hỏi tương tự
Thanh Dang
Xem chi tiết
Hoa Nguyễn Mỹ
Xem chi tiết
Hoa Nguyễn Mỹ
Xem chi tiết
TRỊNH PHƯƠNG BẢO CHÂU
Xem chi tiết
thanh truong
Xem chi tiết
Kị tử thần
Xem chi tiết
Cô nàng Thiên Yết
Xem chi tiết
Phạm Mèo Mun
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết