Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm PL đều phải……………….. về hành vi vi phạm của mình trước PL
A. nhận trách nhiệm.
B. bị bắt.
C. chịu trách nhiệm.
D. chịu tội
Trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ ngang nhau thì phải chịu trách nhiệm pháp lí
A. khác nhau
B. chênh lệch nhau.
C. như nhau
D. đối lập nhau
Vi phạm pháp luật là hành vi …………., bị coi là có lỗi do người có năng lực pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
A. trái PL
B. vô PL
C. bất hợp pháp
D. sai trái
Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm tới các
A. quy chế đơn vị sản xuất.
B. quy tắc quản lí nhà nước
C. quy chuẩn sử dụng chuyên gia.
D. quy ước trong các doanh nghiệp.
Theo quy đinh của pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước là vi phạm
A. kỉ luật.
B. truyền thống.
C. phong tục.
D. công ước.
………………… là hình thức thực hiện PL trong đó cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm:
A. Thi hành pháp luật
B. Áp dụng pháp luật
C. Sử dụng pháp luật
D. Tuân thủ pháp luật
Công dân thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật là bình đẳng về
A. trách nhiệm pháp lí
B. quyền và nghĩa vụ.
C. quyền và lợi ích.
D. tầng lớp trí thức.
Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là bao nhiêu?
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. Tứ đủ 16 tuổi trở lên.
C. Từ 18 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Ông A tổ chức buôn ma túy. Hỏi ông A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?
A. Trách nhiệm hình sự.
B. Trách nhiệm kỷ luật.
C. Dân sự.
D. Hành chính.