Bột sắt tan, màu xanh của dung dịch nhạt dần rồi chuyển sang màu lục nhạt, có kết tủa màu bạc và đỏ gạch xuất hiện.
\(Fe+Cu\left(NO_3\right)_2\rightarrow Fe\left(NO_3\right)_2+Cu\\ Fe+2AgNO_3\rightarrow Fe\left(NO_3\right)_2+2Ag\)
Bột sắt tan, màu xanh của dung dịch nhạt dần rồi chuyển sang màu lục nhạt, có kết tủa màu bạc và đỏ gạch xuất hiện.
\(Fe+Cu\left(NO_3\right)_2\rightarrow Fe\left(NO_3\right)_2+Cu\\ Fe+2AgNO_3\rightarrow Fe\left(NO_3\right)_2+2Ag\)
Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hai muối AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0,1M, sau một thời gian thu được 3,84 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 3,25 gam bột Zn vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,895 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Xác định giá trị của m.
Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 2 kim loại và dung dịch Z. Cho NaOH dư vào dung dịch Z thu được 2 kết tủa gồm 2 hiđroxit kim loại. Xác định các chất trong hỗn hợp Y và dung dịch Z. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
a) Cho Natri dư vào dung dịch kẽm clorua.
b) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2
Nêu hiện tượng và viết phương trình minh họa.
Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn Y (gồm 3 kim loại) và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 6,384 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4, ở đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Z, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,4 gam hỗn hợp rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính thành phần phần trăm khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,25 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2). Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 61,6 gam chất rắn T gồm ba kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 0,55 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Tính giá trị của a.
5.2. Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,47 mol Mg vào dung dịch Y chứa 0,5 mol Cu(NO3)2 và 0,3 mol AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và m gam chất rắn T gồm ba kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch HNO3 đặc nóng, thu được 2,5 mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất của HNO3) 5.2a. Viết các phản ứng hóa học xảy ra. 5.2b. Tính giá trị a? c. Tính giá trị m? Mong các bạn giúp mình, mình đang cần gấp ạ
cho 19,3 g hỗn hợp bột A gồm Zn và Cu vào 400 ml dd AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xong được 49,6 g hỗn hợp 2 kim loại và dung dịch B. Thêm một lượng dư dung dịch KOH vào dung dịch B được kết tủa. Lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Viết phương trình phản ứng hóa học của các phản ứng xảy ra và tính giá trị của m
Dung dịch A0 chưa hỗn hợp AgNO3 và CU(NO3)2 cho bột sắt vào A0,sau khi phản ứng xong lọc tách được dung dịch A1 và chất rắn B. Cho tiếp một lượng bột Mg vào dung dịch A1 kết thúc phản ứng lọc tách được dung dịch A2 và chất rắn B2 gồm hai kim loại. Cho B2 vào dung dịch HCl ko thấy hiện tượng gì nhưng khi hoà tan B2 vào dd H2SO4 đặc nóng thấy khí SO2 thoát ra
a)Trong thành phần B1.B2 và các dung dịch A1,A2 có những chất gì
Cho hỗn hợp gồm Mg và Cu tác dụng với 200ml dung dịch chứa hỗn hợp hai muối AgNO3 0,3M và Cu(NO3)2 0,25M. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch A và chất rắn B. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được 6 gam hỗn hợp X gồm hai oxit. Hoà tan hoàn toàn B trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng được 0,896 lít khí SO2 (ở đktc). Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp đầu là