psasusaku

nêu hệ quả của chuyển động quay quanh trục và quay quanh mặt trời .

Sáng
16 tháng 12 2016 lúc 19:46

1. Chuyển động tự quanh quay quanh trục của trái đất
a. Mô tả chuyển động
- Tự quay quanh mình đúng 1 vòng mất khoảng thời gian 24 giờ
- Hướng: Tây sang Đông
- Vận tốc lớn nhất ở xích đạo (464m/giây) giảm dần về 2 cực (2 cực: 0m/giây)
b. Hệ quả
- Ngày đêm diễn ra liên tục, nhiệt độ trái đất được điều hoà
-Mọi điểm ở vị trí khác nhau trên bề mặt Trái Đất có giờ khác nhau, giờ địa điểm
phía đông sớm hơn địa điểm phía Tây.
- Có cảm giác mặt trời và các tinh tú chuyển động biểu kiến.
- Sinh ra lực coriolis làm lệch hướng các chuyển động: Bắc bán cầu lệch phải,
Nam bán cầu lệch trái.
2. Chuyển động của trái đất quanh mặt trời
a. Mô tả chuyển động:
- Cách thức chuyển động: Tịnh tiến
- Quỹ đạo chuyển động: En-líp.
- Hướng chuyển động: Tây sang Đông.
- Thời gian chuyển động: Một vòng quỹ đạo mất 365 ngày 06 giờ.
- Khi chuyển động trục trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66độ33'
không đổi hướng
b. Hệ quả
- Chuyển động biểu kiến của mặt trời trong năm giữa 2 chí tuyến.
- Ngày đêm dài ngắn theo mùa ở 2 nửa cầu: mùa nóng ngày dài hơn đêm, mùa
lạnh đêm dài hơn ngày.
- Hai nửa cầu có mùa trái ngược nhau.

Bình luận (0)
Vương Nguyên
16 tháng 12 2016 lúc 11:26

Hệ quả chuyển động quanh trục :

-Hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất

-Các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động vật chuyển động bị lệch bên phải ở nửa cầu Bắc,lệch bên trái ở nữa cầu Nam

Hệ quả của sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời :

-Hiện tượng các mùa trên Trái Đất:Khi chuyển động quanh Mặt Trời trục Trái Đất có độ nghiêng và hướng nghiêng không đổi nên nửa Bắc,nửa cầu Nam luận phiêng ngả về phía Mặt Trời sinh ra hiện tượng các mùa.Các mùa ở 2 nửa cầu trái ngược nhau

-Hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ trên Trái Đất

thanghoa

Bình luận (0)
Đinh Thị Hải Hà
16 tháng 12 2016 lúc 21:57

Hệ quả của Trái đất quay quanh trục:

- Trái đất quay quanh trục theo hường từ Tây sang Đông nên khắp nơi trên Trái đất đều lần lượt có ngày và đêm.

- Do trục Trái đất nghiêng và không đổi hướng khi quay nên có lúc Trái đất ngã về nửa cầu Bắc, có lúc ngã về nửa cầu Nam về phía mặt trời.

- Các vật chuyển đông trên bề mặt Trái đất đều bê lệch hướng: nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển đông thì ở nửa cầu Bắc, các vật chuyển động sẽ bị lệch về bên phải còn ở nửa càu Nam lệch về bên trái.

Hệ quả của chuyển động Trái đất quay quanh mặt trời

- Trái đất quay quanh mặt trời theo hướng từ Tây sang Đông trên một quỹ đạo có hình elip gần tròn.

- Thời gian Trái đất chuyển động một vòng trên quỹ đạo là 365 ngày 6 giờ

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
16 tháng 12 2016 lúc 23:08

1. Sự luân phiên ngày, đêm

Hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế đã sinh ra ngày và đêm. Tuy nhiên, do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi ở bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày, đêm.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
16 tháng 12 2016 lúc 23:08

2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ờ các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời). Giờ địa phương không thuận tiện trong đời sống xã hội. Do đó, người ta đã chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi. Giờ ờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
16 tháng 12 2016 lúc 23:09

Trong thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo biên giới quốc gia (hình 5.3). Một số nước có lãnh thổ rộng nhưng chỉ dùng 1 giờ chung cho cả nước (ví dụ Trung Quốc), một sổ khác lại chia ra nhiều múi giờ (ví dụ LB Nga có 10 múi giờ. Ca-na-đa có 6 múi giờ).

Theo cách tính giờ múi. trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có 2 ngày lịch khác nhau, vì vậy phải chọn một kinh tuyến làm mốc để đổi ngày.

Người ta quy định lấy kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ số 12 ờ Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi rừ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180° thì lùi lại 1 ngày lịch, còn nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
16 tháng 12 2016 lúc 23:09

3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuvển động thẳng hướng theo quán tính).

Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động (hình 5.4).

Lực Côriôlit tác động mạnh tới hướng chuyển động của các khối khí, các dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt đất,...



 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Gấu trúc
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Trà My
Xem chi tiết
nguyễn hoàng dũng
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Hoàng Phúc
Xem chi tiết
Khánh Huyền
Xem chi tiết
Lịnh
Xem chi tiết
Oanh Ngô
Xem chi tiết
Cà Tím nhỏ
Xem chi tiết
Thị thanh huyền Nguyễn
Xem chi tiết