Em tham khảo nhé !
Sống chết mặc bay là một truyện ngắn hiện đại đầu đầu mang những giá trị hiện thực sâu sắc, tố cáo, lên án chế độ phong kiến lạc hậu, cũ nát, cùng lũ quan trên độc ác, tàn nhẫn, giẫm đạp lên cái khốn cùng của nhân dân để ăn chơi xa xỉ, vui hưởng lạc thú. Đồng thời tác phẩm còn là tiếng lòng thương cảm, xót xa cho số phận người nông dân thấp cổ bé họng dưới chế độ cũ, cuộc sống khổ cực lầm than, thiên tai lũ lụt ập đến liên miên, kêu trời trời không thấu, kêu đất đất cũng chịu làm thinh, đắng cay muôn vàn không kể hết.
Sống chết mặc bay là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Phạm Duy Tốn, mở đầu cho lối văn học hiện thực hơi hướng phương Tây của Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ 20. Tác phẩm được in trên báo Nam Phong vào tháng 12 năm 1918, điển cho một lối văn mới, gây ấn tượng sâu sắc cho độc giả lúc bấy giờ bởi những chi tiết đắt giá và hình thức thể hiện mới mẻ, cách xây dựng nhân vật đặc sắc, phản ánh rõ nét nỗi khốn khổ, tuyệt vọng của người nông dân khi đối mặt với thiên tai, nêu bật được sự vô nhân đạo, tàn ác, lòng lang dạ thú của những tên quan phụ mẫu trong cảnh an nhàn, vui hưởng lạc thú. Trong đó Phạm Duy Tốn đã cất công gây dựng được hình tượng một tên quan phụ mẫu với những chi tiết đáng giá, vừa thể hiện thái độ căm tức, tố cáo, lại cũng là trào phúng, châm biếm một cách mạnh mẽ những kẻ ngồi trên ăn trước này.
Sống chết mặc bay có cách mở đầu hoàn toàn khác biệt với các tác phẩm văn học truyền thống, khởi đầu Phạm Duy Tốn đã lập tức tái hiện lại cảnh hộ đê khốn khổ của người dân làng X, phủ X trên khúc đê bao quanh sông Nhị Hà, nay gọi là sông Hồng. Khung cảnh được tái diễn một cách sinh động, không khí vô cùng khẩn trương gấp gáp với những câu vào thẳng bối cảnh truyện "Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng... thuộc phủ..., xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất....". Từ đó mở khung cảnh thiên tai bão lũ đầy nguy cấp, còn dân làng thì đang khốn khổ dùng hết mọi sức lực để mong cứu cho được khúc đê sắp vỡ, mà trên lưng họ lúc bấy giờ là gánh nặng sinh mạng của hàng trăm, hàng ngàn con người. Tình thế ấy quả thực là ngàn cân treo sợi tóc, khiến lòng người hoang mang, sợ hãi và tuyệt vọng vô cùng với thế nước ngày một dâng cao chỉ trực sẽ nuốt trôi cả ngôi làng trước mắt. Những lời bình ngắn, những câu cảm thán đầy xót xa, ngao ngán của tác giả "Tình cảnh trông thật thảm hại" ; "Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê nay hỏng mất", lại càng làm nổi bật cái tình cảnh khốn khổ, bất lực, mỏi mệt và tuyệt vọng của dân làng, trước thiên tai dữ dội.
Việc vừa vào truyện đã nêu nổi bật lên cảnh hộ đê đầy thảm hại của người nông dân của Nguyễn Duy Tốn không chỉ có giá trị phản ánh sự dữ dội của thiên tai và nỗi vất vả, bất lực của người nông dân trước cảnh ngàn cân treo sợi tóc, mà nó còn đóng vai trò là bước bẹm là cái nền tương phản làm nổi bật lên sự tàn ác, vô nhân đạo, sự khốn nạn của tên quan phụ mẫu. Mang tiếng là quan phụ mẫu đến để trông nom, đốc thúc nhân dân bảo vệ đê điều, chăm lo cho cuộc sống của nhân dân sao cho xứng với hai chữ "phụ mẫu", thế nhưng thực tế rằng lại tận hưởng cuộc sống thư thái trên chính nỗi đau của nhân dân, "hộ đê" bằng cách đánh bài tổ tôm. Hình tượng nhân vật quan phụ mẫu đã được Phạm Duy Tốn khắc họa một cách rõ nét thông qua việc miêu tả cuộc sống phong phú, giàu sang khác hẳn với sự vật vã, tuyệt vọng và khốn khổ của dân làng X. Trong khi toàn thể dân làng "hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột", thì trái lại tên quan phụ mẫu cho chúng ta hình ảnh, hắn đang ở trong một ngôi đình to lớn, ấm áp, mưa không tới mặt nắng không tới đầu, cách chỗ đê sắp vỡ chừng bốn năm trăm thước để đánh bài tổ tôm. Tư thế vô cùng nhàn hạ, thoải mái dường như trận mưa lớn, cùng những tiếng hò dô, bảo hộ đê của muôn nghìn người dân chẳng lọt vào tai hắn một đến một tiếng "tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên hầu quỳ dưới mà gãi", lại có cả tên lính lệ đứng bên liên tục phe phẩy quạt, tên trực điếu đóm cho, trông chẳng khác nào một tên vương giả đang nghỉ mát. Thêm nữa trong khi hàng trăm con người ướt như chuột lột lo đắp đê, chống lũ trong khốn khổ, có lẽ chẳng có thời gian mà cơm nước, nghỉ ngơi thì quan phụ mẫu lại sung sướng lắm nào cháo yến hấp đường phèn, rồi trầu vàng, cau đậu, rễ tía, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm, ngoáy tai,... ôi chao cuộc sống làm gì có thể đủ đầy và vương giả hơn thế nữa. Thú thực được như thế, thì bao nhiêu mưa gió ngoài kia lại chỉ càng làm cho cái thú thưởng thức nó thêm phần tuyệt hảo, đúng với phong thái "hộ đê" của riêng quan phụ mẫu. Rồi cái cảnh lính lệ, người ở, các thầy đề, thầy thông nhì, thầy đội nhất, thầy chánh tổng sở tại,... người đi lại nhịp nhàng, cẩn thận, kẻ ngồi xếp bằng trật tự, ung dung, dáng vẻ tôn hiển, nghiêm túc cùng với quan phụ mẫu bệ vệ ngồi trên, thiết nghĩ ồ có lẽ các quan đang suy xét nghĩ kế hộ đê. Ôi, thế nhưng trò đời với cái thói ngược ngạo, đâu có cho ta được viễn cảnh thuận tình ấy, hóa ra các ngài cũng đang "hộ đê" đấy nhưng là hộ đê bằng những con bài tổ tôm, được nâng lên hạ xuống một cách thích chí, say mê, chứ các quan nào có biết gì đến nỗi khổ tâm của con dân ngoài kia đâu.
Sự nhẫn tâm, khốn nạn của tên quan phụ mẫu này nếu chỉ dựa vào cái cảnh hắn sống sung sướng thì có lẽ vẫn chưa đủ, mà thêm vào đó tác giả còn cho nhân vật này những lời thoại rất đắt bộc lộ một cách rõ nét bản chất lòng lang dạ sói của hắn. Khi có tên hầu vào báo "Bẩm dễ có khi đê vỡ", những tưởng quan sẽ giật mình sốt sắng, bỏ vội chiếu bài dở để đi hộ đê cho kịp, nhưng không, quan phụ mẫu ở đây không làm như vậy, ngài gắt "Mặc kệ". Than ôi, thật đúng cho cái tiêu đề sống chết mặc bay thật, những mưa to gió lớn, những tiếng khóc, tiếng kêu, người cuốc đất, người khiêng đá đắp đê, đấu lại nước lũ đang chực chờ nuốt chửng cả ngôi làng bé nhỏ cũng chẳng thể hồi hộp, gay cấn bằng những con bài đen, bài đỏ, những nước bài cao thấp phân tranh trên chiếu bạc của quan phụ mẫu. Ngài bận nghĩ cho ra một nước bài cao, đánh cho ra trận thông ù, để nhận muôn lời nịnh hót của chúng quan phía dưới, chứ can gì nỗi sống chết của nhân dân, can gì cảnh ruộng đồng, ngập lụt, trâu bò trôi sông đâu. Trong khi mọi người run sợ vì những tiếng kêu gào thảm thiết của người, chó, gà, lợn, trâu, bò ầm ĩ thì riêng quan vẫn cứ điềm nhiên một nỗi như không, đúng là phong thái của một vị quan phụ mẫu, giá như cái phong thái ấy nó phát huy trong lúc ngài chỉ huy nhân dân rào đắp con đê sắp vỡ thì nó lại phước phần quá.
Nếu như lúc đê sắp vỡ quan chỉ gắt mặc kệ, vì nghĩ còn lâu đê mới vỡ thì đến khi đê vỡ thật, thái độ của quan mới lại khiến người ta không khỏi căm tức "Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy". Quan có giận vì lo sợ đê vỡ hay hoảng hồn vì tình thế nguy cấp, vì tính mạng của nhân dân đâu, quan tức, quan gắt chỉ bởi cái tên nhà quê nhếch nhác chết tiệt kia dám vô phép vô tắc chạy xồng xộc vào nơi uy nghiêm, bề thế nơi mà quan đang bận đánh bài tổ tôm sung sướng mà thôi. Rồi thì bây giờ, đê vỡ hay không vỡ vốn dĩ quan chẳng thèm quan tâm, quan sướng phần quan, còn dân bay chết trôi, chết nổi, tan đàn xẻ nghé dường như chẳng liên quan gì đến việc quan vừa ù xong ván bài nữa. Đắc ý lắm, mà cũng độc ác, nhẫn tâm lắm!
Sống chết mặc bay là một truyện ngắn hiện đại đầu đầu mang những giá trị hiện thực sâu sắc, tố cáo, lên án chế độ phong kiến lạc hậu, cũ nát, cùng lũ quan trên độc ác, tàn nhẫn, giẫm đạp lên cái khốn cùng của nhân dân để ăn chơi xa xỉ, vui hưởng lạc thú. Đồng thời tác phẩm còn là tiếng lòng thương cảm, xót xa cho số phận người nông dân thấp cổ bé họng dưới chế độ cũ, cuộc sống khổ cực lầm than, thiên tai lũ lụt ập đến liên miên, kêu trời trời không thấu, kêu đất đất cũng chịu làm thinh, đắng cay muôn vàn không kể hết.
Sống chết mặc bay là một truyện ngắn hiện đại đầu đầu mang những giá trị hiện thực sâu sắc, tố cáo, lên án chế độ phong kiến lạc hậu, cũ nát, cùng lũ quan trên độc ác, tàn nhẫn, giẫm đạp lên cái khốn cùng của nhân dân để ăn chơi xa xỉ, vui hưởng lạc thú. Đồng thời tác phẩm còn là tiếng lòng thương cảm, xót xa cho số phận người nông dân thấp cổ bé họng dưới chế độ cũ, cuộc sống khổ cực lầm than, thiên tai lũ lụt ập đến liên miên, kêu trời trời không thấu, kêu đất đất cũng chịu làm thinh, đắng cay muôn vàn không kể hết.
Sống chết mặc bay là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Phạm Duy Tốn, mở đầu cho lối văn học hiện thực hơi hướng phương Tây của Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ 20. Tác phẩm được in trên báo Nam Phong vào tháng 12 năm 1918, điển cho một lối văn mới, gây ấn tượng sâu sắc cho độc giả lúc bấy giờ bởi những chi tiết đắt giá và hình thức thể hiện mới mẻ, cách xây dựng nhân vật đặc sắc, phản ánh rõ nét nỗi khốn khổ, tuyệt vọng của người nông dân khi đối mặt với thiên tai, nêu bật được sự vô nhân đạo, tàn ác, lòng lang dạ thú của những tên quan phụ mẫu trong cảnh an nhàn, vui hưởng lạc thú. Trong đó Phạm Duy Tốn đã cất công gây dựng được hình tượng một tên quan phụ mẫu với những chi tiết đáng giá, vừa thể hiện thái độ căm tức, tố cáo, lại cũng là trào phúng, châm biếm một cách mạnh mẽ những kẻ ngồi trên ăn trước này.
Sống chết mặc bay có cách mở đầu hoàn toàn khác biệt với các tác phẩm văn học truyền thống, khởi đầu Phạm Duy Tốn đã lập tức tái hiện lại cảnh hộ đê khốn khổ của người dân làng X, phủ X trên khúc đê bao quanh sông Nhị Hà, nay gọi là sông Hồng. Khung cảnh được tái diễn một cách sinh động, không khí vô cùng khẩn trương gấp gáp với những câu vào thẳng bối cảnh truyện "Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng... thuộc phủ..., xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất....". Từ đó mở khung cảnh thiên tai bão lũ đầy nguy cấp, còn dân làng thì đang khốn khổ dùng hết mọi sức lực để mong cứu cho được khúc đê sắp vỡ, mà trên lưng họ lúc bấy giờ là gánh nặng sinh mạng của hàng trăm, hàng ngàn con người. Tình thế ấy quả thực là ngàn cân treo sợi tóc, khiến lòng người hoang mang, sợ hãi và tuyệt vọng vô cùng với thế nước ngày một dâng cao chỉ trực sẽ nuốt trôi cả ngôi làng trước mắt. Những lời bình ngắn, những câu cảm thán đầy xót xa, ngao ngán của tác giả "Tình cảnh trông thật thảm hại" ; "Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê nay hỏng mất", lại càng làm nổi bật cái tình cảnh khốn khổ, bất lực, mỏi mệt và tuyệt vọng của dân làng, trước thiên tai dữ dội.
Việc vừa vào truyện đã nêu nổi bật lên cảnh hộ đê đầy thảm hại của người nông dân của Nguyễn Duy Tốn không chỉ có giá trị phản ánh sự dữ dội của thiên tai và nỗi vất vả, bất lực của người nông dân trước cảnh ngàn cân treo sợi tóc, mà nó còn đóng vai trò là bước bẹm là cái nền tương phản làm nổi bật lên sự tàn ác, vô nhân đạo, sự khốn nạn của tên quan phụ mẫu. Mang tiếng là quan phụ mẫu đến để trông nom, đốc thúc nhân dân bảo vệ đê điều, chăm lo cho cuộc sống của nhân dân sao cho xứng với hai chữ "phụ mẫu", thế nhưng thực tế rằng lại tận hưởng cuộc sống thư thái trên chính nỗi đau của nhân dân, "hộ đê" bằng cách đánh bài tổ tôm. Hình tượng nhân vật quan phụ mẫu đã được Phạm Duy Tốn khắc họa một cách rõ nét thông qua việc miêu tả cuộc sống phong phú, giàu sang khác hẳn với sự vật vã, tuyệt vọng và khốn khổ của dân làng X. Trong khi toàn thể dân làng "hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột", thì trái lại tên quan phụ mẫu cho chúng ta hình ảnh, hắn đang ở trong một ngôi đình to lớn, ấm áp, mưa không tới mặt nắng không tới đầu, cách chỗ đê sắp vỡ chừng bốn năm trăm thước để đánh bài tổ tôm. Tư thế vô cùng nhàn hạ, thoải mái dường như trận mưa lớn, cùng những tiếng hò dô, bảo hộ đê của muôn nghìn người dân chẳng lọt vào tai hắn một đến một tiếng "tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên hầu quỳ dưới mà gãi", lại có cả tên lính lệ đứng bên liên tục phe phẩy quạt, tên trực điếu đóm cho, trông chẳng khác nào một tên vương giả đang nghỉ mát. Thêm nữa trong khi hàng trăm con người ướt như chuột lột lo đắp đê, chống lũ trong khốn khổ, có lẽ chẳng có thời gian mà cơm nước, nghỉ ngơi thì quan phụ mẫu lại sung sướng lắm nào cháo yến hấp đường phèn, rồi trầu vàng, cau đậu, rễ tía, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm, ngoáy tai,... ôi chao cuộc sống làm gì có thể đủ đầy và vương giả hơn thế nữa. Thú thực được như thế, thì bao nhiêu mưa gió ngoài kia lại chỉ càng làm cho cái thú thưởng thức nó thêm phần tuyệt hảo, đúng với phong thái "hộ đê" của riêng quan phụ mẫu. Rồi cái cảnh lính lệ, người ở, các thầy đề, thầy thông nhì, thầy đội nhất, thầy chánh tổng sở tại,... người đi lại nhịp nhàng, cẩn thận, kẻ ngồi xếp bằng trật tự, ung dung, dáng vẻ tôn hiển, nghiêm túc cùng với quan phụ mẫu bệ vệ ngồi trên, thiết nghĩ ồ có lẽ các quan đang suy xét nghĩ kế hộ đê. Ôi, thế nhưng trò đời với cái thói ngược ngạo, đâu có cho ta được viễn cảnh thuận tình ấy, hóa ra các ngài cũng đang "hộ đê" đấy nhưng là hộ đê bằng những con bài tổ tôm, được nâng lên hạ xuống một cách thích chí, say mê, chứ các quan nào có biết gì đến nỗi khổ tâm của con dân ngoài kia đâu.
Sự nhẫn tâm, khốn nạn của tên quan phụ mẫu này nếu chỉ dựa vào cái cảnh hắn sống sung sướng thì có lẽ vẫn chưa đủ, mà thêm vào đó tác giả còn cho nhân vật này những lời thoại rất đắt bộc lộ một cách rõ nét bản chất lòng lang dạ sói của hắn. Khi có tên hầu vào báo "Bẩm dễ có khi đê vỡ", những tưởng quan sẽ giật mình sốt sắng, bỏ vội chiếu bài dở để đi hộ đê cho kịp, nhưng không, quan phụ mẫu ở đây không làm như vậy, ngài gắt "Mặc kệ". Than ôi, thật đúng cho cái tiêu đề sống chết mặc bay thật, những mưa to gió lớn, những tiếng khóc, tiếng kêu, người cuốc đất, người khiêng đá đắp đê, đấu lại nước lũ đang chực chờ nuốt chửng cả ngôi làng bé nhỏ cũng chẳng thể hồi hộp, gay cấn bằng những con bài đen, bài đỏ, những nước bài cao thấp phân tranh trên chiếu bạc của quan phụ mẫu. Ngài bận nghĩ cho ra một nước bài cao, đánh cho ra trận thông ù, để nhận muôn lời nịnh hót của chúng quan phía dưới, chứ can gì nỗi sống chết của nhân dân, can gì cảnh ruộng đồng, ngập lụt, trâu bò trôi sông đâu. Trong khi mọi người run sợ vì những tiếng kêu gào thảm thiết của người, chó, gà, lợn, trâu, bò ầm ĩ thì riêng quan vẫn cứ điềm nhiên một nỗi như không, đúng là phong thái của một vị quan phụ mẫu, giá như cái phong thái ấy nó phát huy trong lúc ngài chỉ huy nhân dân rào đắp con đê sắp vỡ thì nó lại phước phần quá.
Nếu như lúc đê sắp vỡ quan chỉ gắt mặc kệ, vì nghĩ còn lâu đê mới vỡ thì đến khi đê vỡ thật, thái độ của quan mới lại khiến người ta không khỏi căm tức "Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy". Quan có giận vì lo sợ đê vỡ hay hoảng hồn vì tình thế nguy cấp, vì tính mạng của nhân dân đâu, quan tức, quan gắt chỉ bởi cái tên nhà quê nhếch nhác chết tiệt kia dám vô phép vô tắc chạy xồng xộc vào nơi uy nghiêm, bề thế nơi mà quan đang bận đánh bài tổ tôm sung sướng mà thôi. Rồi thì bây giờ, đê vỡ hay không vỡ vốn dĩ quan chẳng thèm quan tâm, quan sướng phần quan, còn dân bay chết trôi, chết nổi, tan đàn xẻ nghé dường như chẳng liên quan gì đến việc quan vừa ù xong ván bài nữa. Đắc ý lắm, mà cũng độc ác, nhẫn tâm lắm!
Sống chết mặc bay là một truyện ngắn hiện đại đầu đầu mang những giá trị hiện thực sâu sắc, tố cáo, lên án chế độ phong kiến lạc hậu, cũ nát, cùng lũ quan trên độc ác, tàn nhẫn, giẫm đạp lên cái khốn cùng của nhân dân để ăn chơi xa xỉ, vui hưởng lạc thú. Đồng thời tác phẩm còn là tiếng lòng thương cảm, xót xa cho số phận người nông dân thấp cổ bé họng dưới chế độ cũ, cuộc sống khổ cực lầm than, thiên tai lũ lụt ập đến liên miên, kêu trời trời không thấu, kêu đất đất cũng chịu làm thinh, đắng cay muôn vàn không kể hết.
Tham khảo nha em:
Qua tác phẩm Sống chết mặc bay thì dường như Phạm Duy Tốn đã khác họa thành công và rõ nét nhất thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu, xây dựng chân thật nhất một tên quan"lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi những con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu - người phải chăm lo việc này lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật đúng là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng, thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, độc ác! Phải nói rằng, tác phẩm Sống chết mặc bay chính là một tác phẩm lên án cái xã hội phong kiến thối nát một cách triệt để nhất.
tham khảo:
Qua truyện "Sống chết mặc bay", Phạm Duy Tốn đã khắc họa chân dung về tên quan phụ mẫu thờ ơ, vô trách nhiệm trước tình cảnh thống khổ của nhân dân. Trong đêm mưa gió, người dân hết sức khẩn trương tìm cách giữ đê thì quan ngồi trong đình cao vững chãi, người hầu kẻ hạ đi lại rộn ràng, có người quỳ dưới đất gãi chân. Ngài đang uy nghi, chễm chệ bận chơi cuộc tổ tôm với đám quan lại nịnh hót. Vì cuộc chơi “hao sức” đó nên ngài được quân lính chuẩn bị yến hấp đường phèn, trầu vàng, rễ tía để thưởng thức. Xung quanh ngài là bao châu báu quý giá, nào ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà. Đó là hình hài của viên quan ăn chơi, sa đọa, chỉ lo hưởng thụ cho bản thân, đối ngược hoàn toàn với những con người ướt như chuột lột, đang gào thét, rầu rĩ, tuyệt vọng giữa mưa bão. Sự đối lập đó dường như càng tăng lên, bởi quan vẫn nghe thấy ngoài kia là nghìn sầu muôn thảm nhưng vẫn thờ ơ, vì điều đó không đáng bận tâm bằng ván bài của quan. Ván bài có ma lực mãnh liệt cùng lũ quan xu nịnh xung quanh đã khiến vị quan quên đi trách nhiệm của mình cùng dân hộ đê, bỏ mặc mạng sống và tài sản, của cải của người dân. Mối quan tâm của ngài giờ đây làm sao ù to được ván bài, ngài vẫn ung dung xơi xong bát yến, vỗ râu rung đùi chờ đến lượt hạ bài. Và khi người dân chạy vào bẩm báo, như tiếng van xin quan hãy vì dân mà cứu đê thì ngài đã lớn giọng quát, dọa nạt bỏ tù. Quan phụ mẫu yêu nước, thương dân là như vậy đó sao? Người dân còn biết trông cậy vào ai? Bộ mặt thờ ơ, vô cảm của tên quan như lời tố cáo mạnh mẽ của tác giả với chế độ thực dân nửa phong kiến, Họ kiếm sống trên mồ hôi nước mắt, thậm chí là xương máu của người dân nhưng bỏ mặc, vô trách nhiệm, nhẫn tâm với mạng sống của bao người đau khổ. Bằng nghệ thuật tương phản, ngôn ngữ sinh động, tác giả đã vạch trần bộ mặt thật của những tên quan lại trong triều phong kiến mục nát lúc bấy giờ. Qua đó ta càng thêm xót thương, đồng cảm với nỗi thống khổ của người nông dân trong xã hội cũ.
Trong các tác phẩm văn học tôi đã được học thì văn bản gây nhiều ấn tượng với tôi nhất đó là "Sống chết mặc bay" do tác giả Phạm Duy Tốn sáng tác. Bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, "Sống chết mặc bay" đã lên án tên quan phụ mẫu "lòng lang dạ thú". Trong khi nhân dân thì thì đang vật lộn với mưa cố gắng giữ đê không bị vỡ thì hắn lại yên thân ở trong triều, lại còn chơi đánh bài tổ tôm một cách sung sướng. Cho đến khi đê vỡ, con dân lâm nguy thì cũng là lúc hắn ù thông trong 2 ván bài. Dường như một trăm hai mươi lá bài đen đỏ kia có một ma lực và quan trọng hơn cả sinh mạng, tài sản của con dân phủ X. Sau khi đọc xong văn bản này tôi càng hiểu và cảm thông sâu xa với những bất hạnh của người dân dưới xã hội cũ. Càng hiểu lại càng cảm thấy ghê tởm bộ mặt quan lại bất nhân xưa kia, chỉ vì những tên sâu dân mọt nước gây đau khổ cho dân lành.
Khi đọc truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn, người đọc sẽ cảm thấy vô cùng ấn tượng với hình ảnh viên quan phủ đi hộ đê. Trước tình cảnh thảm hại của người dân khi đang hộ đê, tên quan phủ vẫn “uy nghi chễm chệ ngồi” trên sập, “tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lông, chốc chốc sẽ phẩy. Tên nữa đứng khoanh tay, chực hầu điều đóm”. Sự đối lập giữa tình cảnh của nhân dân và quan phụ mẫu khiến người đọc phải cảm thấy căm tức. Chỉ bằng vài nét phác họa khung cảnh đó, dáng điệu đó, ta đã có thể đoán được cuộc sống phong lưu, phú quý và thảnh thơi của quan phủ trong khi làm nhiệm vụ hộ đê. Thêm nữa, ngòi bút nhà văn còn khắc họa sâu hơn, chi tiết hơn những đồ vật trong căn phòng của quan phủ: “Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đôi môi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuối ngày nào ống vôi chạm, ngoáy tai, lý thuốc, quản bút, tăm bông…”. Nhân vật không nói nhiều, chỉ thỉnh thoảng cất lời, mà hầu hết là những mệnh lệnh đầy oai vệ, uy nghiêm với bọn nha lại, lính lệ và thầy đề, chánh tổng: “Điếu, mày!”. Có khi thì là với thầy để lại: “Có ăn không thì bốc chứ!”, rồi: “Thì bốc đi chứ!”. Đặc biệt, tác giả xoáy vào dáng điệu, thái độ và lời quát lác đầy giận dữ của quan lớn khi có một người dân quê xông vào báo tin đê vỡ: “Để vỡ rồi! … Để vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? Đuổi cổ nó ra!”. Như vậy, quan phụ mẫu hiện lên rõ nét trong tác phẩm không chỉ bộc lộ thái độ bàng quan, vô trách nhiệm mà còn phơi bày bản chất tàn ác, bất nhân, “lòng lang dạ thú”.