Năm 1991, diễn ra sự kiện gì có liên quan đến quan hệ quốc tế?
A. Xô – Mĩ tuyên bố hợp tác trên mọi phương diện.
B. Trật tự hai cực I-an-ta bị sụp đổ.
C. Mĩ và Liên Xô chấm dứt “Chiến tranh lạnh”.
D. Trật tự hai cực I-an-ta bị xói mòn.
Quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã có sự chuyển biến như thế nào?
A. Từng là đồng minh trong chiến tranh chuyển sang đối đầu và đi đến tình trạng chiến tranh lạnh
B. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
C. Từ hợp tác với nhau trong chiến tranh chuyển sang đối đầu.
D. Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn.
Đến đầu nhưng năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đặt được thành tựu cơ bản gì thể hiện sự cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu?
A. Thế cân bằng về sức mạnh quốc phòng.
B. Thế cân bằng về sức mạnh vũ trụ.
C. Thế cân bằng về sức mạnh kinh tế.
D. Thế cân bằng về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng.
Trong cuộc gặp gỡ không chính thức đó Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và Tổng thống Mĩ G. Bush năm 1989 đã cùng tuyên bố vấn đề gì?
A. Vấn đề chấm dứt chiến tranh lạnh
B. Vấn đề chấm dứt việc chạy đua vũ trang
C. Vấn đề hạn chế vũ khí hạt nhân hủy diệt.
D. Vấn đề giữ gìn hòa bình, an ninh cho nhân loại.
Thái độ của các nước Tây Âu trong giai đoạn 1950 - 1973 đối với cuộc "chiến tranh lạnh" và trật tự hai cực Ianta là
A. muốn chấm dứt chiến tranh lạnh để phát triển kinh tế.
B. ủng hộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa.
C. muốn phá vỡ trật tự hai cực Ianta, thiết lập trật tự thế giới mới.
D. liên minh chặt chẽ với Mĩ, đồng thời nỗ lực mở rộng quan hệ đối ngoại.
Sắp xếp các sự kiện sau đây theo thứ tự thời gian từ trước cho tới sau:
1. Mĩ cùng các nước phương Tây thành lập NATO.
2. Mĩ thông qua kế hoạch Macsan.
3. Hiệp ước Vacsava được thành lập.
4. Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
A. 1, 4, 3, 2.
B. 4, 3, 1, 2.
C. 2, 4, 3, 1.
D. 2, 4, 1, 3.
Lí giải nguyên nhân vì sao từ những năm 80 của thế kỉ XX trở đi, mối quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô chuyển sang đối thoại và hòa hoãn?
A. Kinh tế của Tây Âu và Nhật Bản vưon lên.
B. Mĩ chấm dứt các cuộc chạy đua vũ trang
C. Địa vị kinh tế, chính trị của Mĩ và Liên Xô suy giảm.
D. Cô lập phong trào giải phóng dân tộc.
Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là gì?
A. Thừa nhận chế độ đa nguyên đa đảng.
B. Kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
C. Duy trì nền kinh tế bao cấp.
D. Tập trung cải cách chính trị.
Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh thống nhất thành lập Liên hợp quốc tại Hội nghị nào?
A. Hội nghị Tê-hê-ran - Iran (2/1943).
B. Hội nghị Xanphoranxicô - Mĩ (4/6/1945).
C. Hội nghị Ianta - Liên Xô (2/1945).
D. Hội nghị Pôtxđam - Đức (7/8/1945).