Một vật dao động điều hòa với biên độ 6 cm. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi vật có động năng bằng 0,75 lần cơ năng thì vật cách vị trí cân bằng một đoạn
A. 6 cm
B. 4,5 cm
C. 4 cm
D. 3 cm
Một vật dao động điều hòa với biên độ 6 cm. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi vật có động năng bằng 8/9 lần cơ năng thì vật cách vị trí biên gần nhất một đoạn.
A. 6 cm.
B. 2 cm.
C. 4 cm.
D. 3 cm.
Một vật dao động điều hòa với biên độ 6cm. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi vật có động năng bằng 3/4 lần cơ năng thì vật cách vị trí cân bằng một đoạn là
A. 6cm
B. 4,5cm
C. 4cm
D. 3cm
Một vật dao động điều hòa với biên độ 8cm. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi vật có động năng 7/8 lần cơ năng thì vật cách vị trí biên gần nhất một đoạn bằng
A. 2,8cm.
B. 5,2cm.
C. 4cm.
D. 3cm.
Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Khi vật ở vị trí có li độ x = 2 cm, vật có động năng bằng thế năng. Biên độ dao động của vật là
A. 2 2 cm
B. 4 cm
C. 2 cm
D. 3 3 cm
Một vật dao động điều hòa với biên độ 10 cm. Chọn mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Tại vị trí vật có li độ 4 cm, tỉ số giữa thế năng và động năng của vật là
A. 4/21.
B. 21/4.
C. 2/3.
D. 3/2.
Một con lắc lò xo có độ cứng 900 N/m dao động điều hòa với biên độ 10 cm. Chọn mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Tại vị trí vật có li độ 4 cm, thì động năng của vật là:
A. 3,78 J.
B. 0,72 J.
C. 0,28 J.
D. 4,22 J.
Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn 2 cm thì động năng của vật là 0,48 J. Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn 6 cm thì động năng của vật là 0,32 J. Biên độ dao động của vật bằng
A. 12 cm.
B. 10 cm.
C. 14 cm.
D. 8 cm.
Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Ở li độ x = 3 cm, vật có động năng gấp 3 thế năng. Biên độ dao động của vật là
A. 3,5 cm.
B. 4,0 cm.
C. 2,5 cm.
D. 6,0 cm.