Cho các polime sau: PVC, teflon, PE, cao su Buna, tơ axetat, tơ nitron, cao su isopren, tơ nilon-6,6. Số polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp là
A. 5
B. 7
C. 6
D. 8
Hệ số trùng hợp của polietilen là bao nhiêu nếu trung bình một phân tử polime có khối lượng khoảng 120000 đvC?
A. 4280.
B. 4286.
C. 4281
D. 4627
Trong các polime: sợi visco, sợi lapsan, chất dẻo PVC, cao su buna và chất dẻo teflon, số polime được tạo ra bằng phản ứng trùng hợp là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Một polime X được xác định có phân tử khối là 78125u với hệ số trùng hợp để tạo polime này là 1250. X là
A. polipropilen.
B. polietilen.
C. poli (vinyl clorua).
D. teflon.
Polime X có phân tử khối là 336000 và hệ số trùng hợp là 12000. Tên gọi của X là
A. Teflon
B. Polietilen
C. Poli(vinyl clorua).
D. Polipropilen
Polime X có khối lượng phân tử là 400000 g/mol và hệ số trùng hợp là n = 4000. X là
A. –(–CH2CH(CH3) –)n–.
B. –(–CH2CH(Cl) –)n–.
C. –(–CF2CF2)n–.
D. –(–CH2CH2–)n–.
Cho các polime sau: (1) polietilen (PE); (2) poli (vinyl clorua) (PVC); (3) cao su lưu hóa; (4) polistiren (PS); (5) amilozơ; (6) amilopectin; (7) xenlulozơ. Số polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là
A. 7
B. 5
C. 4
D. 6
Một đoạn mạch polietilen có khối lượng phân tử 14000 đvC. Hệ số polime hóa n là
A. 5.
B. 500
C. 1700
D. 178
Polime X có phân tử khối là 280.000 với hệ số trùng hợp n=10.000. X là:
A. (-CF2-CF2-)n
B.(-CH2-CH2-)n
C. (-CH2-CHCl-)n
D. (-CH2-CH-)n