Giới hạn quang điện của các kim loại Cs, K, Ca, Zn lần lượt là 0,58µm; 0,55µm; 0,43µm; 0,35µm. Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc với công suất 0,4W. Trong mỗi phút, nguồn này phát ra 5,5. 10 19 photon. Lấy h=6,625. 10 - 34 Js; c=3. 10 8 m/s. Khi chiếu ánh sáng từ nguồn này vào bề mặt các kim loại trên thì số kim loại mà hiện tượng quang điện xảy ra là
A.4
B.3
C.2
D.1
Gọi năng lượng do một chùm sáng đơn sắc chiếu tới một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương chiếu sáng trong một đơn vị thời gian là cường độ của chùm sáng đơn sắc, kí hiệu là I ( W / m 2 ). Chiếu một chùm sáng hẹp đơn sắc (bước sóng 0,5 μ m ) tới bề mặt của một tấm kim loại đặt vuông góc với chùm sáng, diện tích của phần bề mặt kim loại nhận được ánh sáng chiếu tới là 30 m m 2 . Bức xạ đơn sắc trên gây ra hiện tượng quang điện đối với tấm kim loại (coi rằng cứ 20 phôtôn tới bề mặt tấm kim loại làm bật ra 3 electron), số electron bật ra khỏi bề mặt tấm kim loại trong thời gian 1 s là 3 . 10 13 . Giá trị của cường độ sáng I là
A. 9 , 9375 W / m 2
B. 9 , 6 W / m 2
C. 2 , 65 W / m 2
D. 5 , 67 W / m 2
Cho một bản kim loại phẳng, rộng, trung hòa về điện, có công thoát electron là 8,3. 10 - 19 J. Đặt một từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ song song với bề mặt kim loại và có độ lớn 0,1 mT. Chiếu sáng bề mặt tấm kim loại bằng bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,075 μm. Bán quỹ đạo của electron quang điện có giá trị cực đại là
A. 11,375 cm
B. 25,27 mm
C. 13,175 mm
D. 22,75 cm
Giới hạn quang điện của kim loại Na, Ca, Zn, Cu lần lượt là 0 , 5 μ m ; 0 , 43 μ m ; 0 , 35 μ m ; 0 , 3 μ m . Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có công suất 0,3 W. Trong mỗi phút, nguồn này phát ra 3 , 6 . 10 19 phôtôn. Lấy h = 6 , 625 . 10 - 34 J . s ; c = 3 . 10 8 m / s . Khi chiếu ánh sáng từ nguồn này vào bề mặt của các kim loại trên thì số kim loại mà hiện tượng quang điện xảy ra là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Giới hạn quang điện của kim loại Na, Ca, Zn, Cu lần lượt là 0 , 5 μ m ; 0 , 43 μ m ; 0 , 35 μ m ; 0 , 3 μ m Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có công suất 0,3 W. Trong mỗi phút, nguồn này phát ra 3 , 6 . 10 19 phôtôn. Lấy h = 6 , 625 . 10 - 34 J . s ; c = 3 . 10 8 m/s. Khi chiếu ánh sáng từ nguồn này vào bề mặt của các kim loại trên thì số kim loại mà hiện tượng quang điện xảy ra là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Chiếu đồng thời ba bức xạ đơn sắc có bước sóng là 0,224 µm; 0,265 µm; và 0,280 µm lên bề mặt một tấm kim loại cô lập về điện có giới hạn quang điện là 0,30 µm. Tốc độ cực đại của electron quang điện thoát ra khỏi bề mặt kim loại là
A. 1,12.106 m/s
B. 0,70.106 m/s
C. 1,24.106 m/s
D. 1,08.106 m/s
Chiếu đồng thời ba bức xạ đơn sắc có bước sóng là 0,224 µm; 0,265 µm; và 0,280 µm lên bề mặt một tấm kim loại cô lập về điện có giới hạn quang điện là 0,30 µm. Tốc độ cực đại của electron quang điện thoát ra khỏi bề mặt kim loại là
A. 0,70. 10 6 m/s
B. 1,08. 10 6 m/s
C. 1,24. 10 6 m/s
D. 1,12. 10 6 m/s
Công thoát electron ra khỏi kim loại A=6,625. 10 - 19 J, hằng số Plăng h=6,625. 10 - 34 J, vận tốc ánh sáng trong chân không c=3. 10 8 m/s . Giới hạn quang điện của kim loại đó là
A. 0,295 μ m
B. 0,375 μ m
C. 0,3 μ m
D. 0,25 μ m
Công thoát electron của một kim loại là 7 , 64 . 10 - 19 J . Chiếu lần lượt vào bề mặt tấm kim loại này các bức xạ có bước sóng λ 1 = 0,18 μm, λ 2 = 0,21 μm và λ 3 = 0,35 μm. Biết hằng số Plăng h = 6 , 625 . 10 - 34 Js , tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3 . 10 8 m/s. Đối với kim loại nói trên, các bức xạ gây ra hiện tượng quang điện gồm
A. Hai bức xạ ( λ 1 và λ 2 ).
B. Cả ba bức xạ ( λ 1 , λ 2 và λ 3 ).
C. Không có bức xạ nào trong ba bức xạ trên.
D. Chỉ có bức xạ λ 1 .