Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là : A = T = 600 và G = X = 300. Tổng số liên kết hiđrô của gen này là
A. 2100
B. 1200
C. 1500
D. 1800
Một gen dài 0,51μm và có 3600 liên kết hiđrô. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại G chiếm 30%, số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của mạch. Khi gen phiên mã k lần để tổng hợp mARN môi trường nội bào cung cấp 600 Uraxin và 450 Guanin. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Mạch 1 của gen là mạch gốc và k = 2.
(2) Mạch 2 của gen là mạch gốc và k =1.
(3) mARN có U = 600, A = 300, G = 450, X = 150.
(4) Mạch 1 của gen có (A+X)/(T+G)= 9/21.
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Một gen ở sinh vật nhân thực có tổng số liên kết hiđro là 3900. Có hiệu số giữa nuclêôtit loại G và nuclêôtit loại khác là 300. Tỉ lệ (A + T)/(G + X) của gen trên là
A. 0,50.
B. 0,60.
C. 1,50.
D. 0,67.
Một gen ở sinh vật nhân thực có tổng số liên kết hiđro là 3900. Có hiệu số giữa nuclêôtit loại G và nuclêôtit loại khác là 300. Tỉ lệ (A + T)/(G + X) của gen trên là:
A. 0,67
B. 0,60
C. 1,50
D. 0,50
Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch của 1 gen có số nuclêôtit loại A bằng số nucỉêôtit loại T, số nuclêôtit loại G gấp hai lần số nuclêôtit loại A, nuclêôtit loại X gẩp 3 lần số nuclêôtit loại T. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Số nuclêôtit loại A của gen là 224 nuclêôtit.
II. Mạch 2 của gen có .
III. Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại của gen là: %A = %T = 28,57% ; %G = %X = 21,43%.
IV. Mạch 1 của gen có .
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài 408 nm và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch thứ nhất của gen có 200 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
(1). Mạch 1 của gen có tỉ lệ ( T + X)/(A+G) = 19/41.
(2). Mạch 2 của gen có tỉ lệ A/X = 1/3.
(3). Khi gen thực hiện nhân đôi liên tiếp 5 lần thì số nuclêôtit trong tất cả các gen con là 74400.
(4). Gen bị đột biến điểm làm tăng 1 liên kết hidro thì số nuclêôtit loại G của gen sau đột biến là 479.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A) gấp 3 lần số nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành alen b. Alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B. Cho các phát biểu sau:
1. Số lượng nuclêôtit của từng loại gen B là A=T=300; G=X=900.
2. Số lượng nuclêôtit của từng loại gen b là A=T=301; G=X=899.
3. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là 2699 liên kết.
4. Dạng đột biết xảy ra là mất một cặp nuclêôtit G-X nên số lượng liên kết hidro của alen b giảm so với gen B.
5. Dạng đột biến xảy ra là thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. Đây là dạng đột biến có thể làm thay đổi trình tự axit amin trong protein và làm thay đổi chức năng của protein.
Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Gen A có 6102 liên kết hiđro và trên mạch hai của gen có X = 2A = 4T; trên mạch một của gen có X = A + T. Gen bị đột biến điểm hình thành nên gen a, gen a có ít hơn gen A 3 liên kết hiđro. Số nuclêôtit loại G của gen a là
A. 1581
B. 678
C. 904
D. 1582
Một gen có tổng số 2128 liên kết hidro. Trên mạch một của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtitloại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là
A. 448
B. 224.
C. 112
D. 336