Một chiếc xe chạy trên đường lát gạch, cứ sau 15 m trên đường lại có một rãnh nhỏ. Biết chu kì dao động riêng của khung xe trên các lò xo giảm xóc là 1,5 s. Xe chuyển động thẳng đều với tốc độ nào dưới đây thì bị xóc ít hơn so với khi xe chuyển động với 3 tốc độ còn lại?
A. 8 , 5 m . s − 1
B. 10 m . s − 1
C. 10 km . h − 1
D. 27 km . h − 1
Một chiếc xe đồ chơi khối lượng m = 10 kg được thiết kế đặt trên hai lò xo thẳng đứng có độ cứng k = 245 N/m. Xe chạy trên đoạn một đoạn đường xấu cứ cách 3 m có một ổ gà. Coi kích thước xe nhỏ đối với giữa khoảng cách giữa 2 ổ gà. (Hình vẽ mang tính chất minh họa). Xe chạy với vận tốc là bao nhiêu thì bị rung mạnh nhất?
A. 012 km/h
B. 8,5 km/h
C. 3 km/h
D. 24 km/h
Một người đi xe máy trên đoạn đường cứ 6 m lại có ổ gà, tần số dao động của khung xe là 2 Hz. Để tránh rung lắc mạnh nhất, người đó phải tránh tốc độ nào sau đây:
A. 43,2 km/h
B. 21,6km/h
C. 36,0 km/h
D. 18,0 km/h
Một người đi xe máy trên đoạn đường cứ 6 m lại có ổ gà, tần số dao động khung xe là 2 Hz. Để tránh rung lắc mạnh nhất người đó phải tránh tốc độ nào sau đây?
A. 21,6 km/h
B. 43,2 km/h
C. 12,0 km/h
D. 18 km/h
Một người đèo hai thùng nước ở phía sau xe đạp và đạp xe trên một con đường lát bê tông. Cứ cách 3 m, trên đường lại có một rãnh nhỏ. Chu kỳ dao động riêng của nước trong thùng là 0,6 s. Để nước trong thùng sóng sánh mạnh nhất thì người đó phải đi với vận tốc là:
A. 10m/s.
B. 18km/h.
C. 10km/h.
D. 18m/s.
Một sóng cơ hình sin truyền trên một sợi dây nhỏ với vận tốc 4 m/s. Biết tần số sóng có giá trị nào đó nằm trong khoảng 22 Hz < f < 46 Hz. Điểm M cách nguồn một đoạn 20 cm luôn dao động cùng pha với nguồn. Giá trị của f bằng
A. 25 Hz
B. 40 Hz
C. 30 Hz
D. 35 Hz
Sóng truyền trên dây với vận tốc 4 m/s tần số sóng thay đổi từ 22 Hz đến 26 Hz. Điểm M cách nguồn một đọan 28 cm luôn dao động vuông pha với nguồn Khoảng cách hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền dao động ngược pha là:
A. 8 cm.
B. 16 cm
C. 1,6 cm.
D. 160 cm.
Một học sinh làm thí nghiệm sóng dừng trên dây cao su dài L với hai đầu A và B cố định. Xét điểm M trên dây sao cho khi sợi dây duỗi thẳng thì M cách B một khoảng a < L/2. Khi tần số sóng là f = f 1 = 60 Hz thì trên dây có sóng dừng và lúc này M là một điểm bụng. Tiếp tục tăng dần tần số thì lần tiếp theo có sóng dừng ứng với f = f 2 = 70 Hz và lúc này M không phải là điểm bụng cũng không phải là điểm nút. Thay đổi tần số trong phạm vi từ 73 Hz đến 180 Hz, người ta nhận thấy với f = f 0 thì trên dây có sóng dừng và lúc này M là điểm nút. Lúc đó, tính từ B (không tính nút tại B) thì M có thể là nút thứ
A. 3
B. 5
C. 7
D. 8
Một sóng cơ học có biên độ 4cm, tần số 40 Hz truyền trên một sợi dây rất dài, với tốc độ 400 cm/s, qua M rồi đến N cách M một khoảng 27,5 cm. Khi phần tử M có li độ u = 2cm thì độ lớn li độ của N là:
A. u = 2cm.
B. u = 4cm.
C. u = 2 3 cm .
D. u = 2 2 cm .