Mong các bạn giúp mình nhé, mình sẽ tick cho
Cảm ơn nhiều !!!!!!!!!
Câu 1: So sánh sự giống nhau và khác nhau về các đặc điểm của các khu vực châu Phi
Câu 2: So sánh địa hình Bắc Mị và Nam Mĩ
Câu 3: Nêu đặc điểm dân cư châu Mĩ
Câu 4: Nêu các ngành công nghiệp quan trọng của Bắc Mĩ. Những năm gần đây, sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì biến đổi như thế nào?
Câu 5: Ở châu Mĩ, việc hình thành NAFTA và Mec-cô-xua có tác dụng gì?
Câu 6: Giải thích vì sao có sự khác nhau về khí hậu, tự nhiên và thực vật giữa sườn đông và sườn tây An-đét. VD ?
Câu 7: Nêu đặc điểm địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ
Câu 5:
-NAFTA
Nội dung của hiệp định này là: Giúp cho kinh tế của 3 nước Mỹ, Canada và Mexico được dễ dàng. Cụ thể là việc Mỹ và Canada có thể dễ dàng chuyển giao công nghệ sang Mexico và Mexico cũng dễ dàng chuyển giao nguồn nhân lực sang 2 nước kia. Ngoài ra, hiệp định này còn giúp cho 3 nước có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới về kinh tế với các khối như EU, AFTA...
-Mec-co-xua:
tăng cường quan hệ ngoại thương giữa các thành viên, thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì. Đó là cơ sở để hình thành Khối thị trường chung Mec-cô-xua.
Việc tháo dỡ hàng rào thuế quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối đã góp phần gia tăng sự thịnh vượng của các thành viên trong khối.
Câu 7:
- Địa hình Bắc Mĩ:
+Ở phía Tây của Bắc Mĩ là hệ thống núi trẻ và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa của Bắc Mĩ.
+Đồng bằng trung tâm của Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía Bắc và Tây Bắc thấp dần ở phia Nam và Đông Nam.
+Ở phía Đông của Bắc Mĩ là dãy núi già A-pa-lat.
còn nếu so sánh với nam mĩ thì:
-Địa hình Nam Mĩ:
+Ở phía Tây của Nam Mĩ là hệ thống núi trẻ An-đet cao và đồ sộ hơn nhưng chiếm tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống côc-đi-e của Bắc Mĩ.
+Đồng bằng trung tâm của Nam Mĩ là một chuỗi các đồng nối nhau từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-ba.Tất cả các đồng bằng đều thấp từ phía Nam đồng bằng Pam-Ba cao lên thành một cao nguyên.
+Ở phía Đông của Nam Mĩ là các cao nguyên, sơn nguyên.
Câu 3:
- Các luồng nhập cư vào châu Mỹ: người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Môn-gô-lô-ít, Nê-gơ-rô-ít, Anh, Pháp, Đức,...
- Đặc điểm dân cư:
+ Dân số 528,7 triệu người (2007)
+ Mật độ dân số trung bình 20 người/km2
+ Dân cư không bố không đồng đều giữa phía Bắc và Nam, phía Tây và Đông,
Câu 2 :
* Giống nhau :
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi
Câu 3 :
- Đặc điểm dân cư: + Dân số 528,7 triệu người (2007) + Mật độ dân số trung bình 20 người/km2 + Dân cư không bố không đồng đều giữa phía Bắc và Nam, phía Tây và Đông,
Câu 4 :
Các ngành công nghiệp của Bắc Mĩ là : sản xuất máy tự động, công nghiệp điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, sản xuất máy bay, tên lửa,…
– Những biến đổi trong sản xuất công nghiệp của Hoa Kì:
+ Cuối thế kỉ XIX, Hoa Kì rất chú trọng phát triển các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo máy công cụ, hoá chất, dệt, … Hiện nay các ngành công nghiệp truyền thống đang bị sa sút dần và các ngành công nghiệp có công nghệ kĩ thuật cao đang được phát triển rất nhanh như : sản xuất máy tự động, công nghiệp điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, hàng không vũ trụ, ..
+ Về mặt lãnh thổ : từ chỗ công nghiệp phân bố lập trung ở phía nam Hồ Lớn, vùng Đông Bắc ven Đại Tây Dương thì nay đang phát triển mạnh xuống phía nam và duyên hải Thái Bình Dương
Câu 6:
Có sự khác nhau về khí hậu, tự nhiên và thực vật giữa sườn Đông và sườn Tây An-đét là do:
- Phía Tây An-đét: thực vật nửa hoang mạc
=> Có dòng biển lạnh Peru chảy mạnh, sát bờ làm cho không khí từ biển vào đất liền, qua dòng biển lạnh gặp lạnh và ngưng tụ kết thành sương mù, khi vào đến đất liền thì đã mất hết hơi nước , không khí trở nên khô, mưa rất hiếm.
-> Hình thành thảm thực vật nửa hoang mạc ở độ cao 0 - 1000m
- Phía Đông An-đét: rừng nhiệt đới
=> Do sự ảnh hưởng của gió tín phong Đông Bắc mang hơi ẩm của dòng biển nóng Guy-a-na chảy ven bờ Đông Bắc đại lục Nam Mĩ làm khí hậu nóng ẩm.
-> Tạo điều kiện cho rừng rậm nhiệt đới phát triển từ độ cao 0 - 1000m
*Phía tây An-đét ít mưa, khô hơn phía Đông
1.
Khu vực |
Đặc điểm chính của nền kinh tế |
Bắc Phi |
-Các nước ven Địa Trung Hải trồng lúa mì, cây ăn quả cận nhiệt đới -Các nước phía nam hoang mạc Xahara trồng lạc,ngô, bông -Kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác- xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt..,du lịch. |
Trung Phi |
-Trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền -Kinh tế chậm phát triển, chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản, khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu. |
Nam Phi |
-Các nước trong khu vực có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch. Phát triển nhất là Cộng hoà Nam Phi: xuất khẩu vàng nhiều nhất và cũng là một trong những nước sản xuất uranium, crôm..của thế giới. -Các ngành công nghiệp chính khai thác khoáng sản,luyện kim màu,cơ khí, hoá chất… Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là hoa quả cận nhiệt đới. |
2.
So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ.
– Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.
– Khác nhau :
+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.
+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.
+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.
3. đặc điểm dân cư châu mỹ :
– Trước thế kỉ XVI, có người Ex-ki-mô và người Anh-điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít sinh sống
– Do lịch sử nhập cư lâu dài, Châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng: Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít , Nê-grô-ít, Các chủng tộc ở Châu Mĩ đã hoà huyết, tạo nên các thành phần người lai.
4.
– Các ngành công nghiệp của Bắc Mĩ là : sản xuất máy tự động, công nghiệp điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, sản xuất máy bay, tên lửa,…
– Những biến đổi trong sản xuất công nghiệp của Hoa Kì:
+ Cuối thế kỉ XIX, Hoa Kì rất chú trọng phát triển các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo máy công cụ, hoá chất, dệt, … Hiện nay các ngành công nghiệp truyền thống đang bị sa sút dần và các ngành công nghiệp có công nghệ kĩ thuật cao đang được phát triển rất nhanh như : sản xuất máy tự động, công nghiệp điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, hàng không vũ trụ…
+ Về mặt lãnh thổ : Từ chỗ công nghiệp phân bố lập trung ở phía nam Hồ Lớn, vùng Đông Bắc ven Đại Tây Dương thì nay đang phát triển mạnh xuống phía nam và duyên hải Thái Bình Dương.
5. tác dụng của việc hình thành :
+ Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA)
– Tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
– Chuyển giao công nghệ, tận dụng nguồn nhân lực và nguồn nguyên liệu ở Mehicô.
– Tập trung phát triển các ngành công nghệ kỹ thuật cao ở Hoa Kỳ, Canada.
– Mở rộng thị trường nội địa và thế giới.
+Khối thị trường chung Mec-cô-xua
– Thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì
– Tháo gỡ hàng rào hải quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối.
6. vì :
– Sườn đông An-đet mưa nhiều hơn sườn tây.
– Sườn đông mưa nhiều vì chịu ảnh hưởng gió Tín phong và hải lưu nóng từ biển thổi vào nên rừng nhiệt đới phát triển mạnh.
– Sườn tây có mưa ít là do tác động dòng biển lạnh Pê-ru làm khu vực này trở nên khô hạn nên chỉ phổ biến thực vật nửa hoang mạc.
ví dụ :
+sự phân bố các thảm thực vật ở sườn Đông dãy An-đét :
– Từ 0 -1000m : Rừng nhiệt đới
– Từ 1000m – 1300m : Rừng lá rộng
– Từ 1300m -3000m : Rừng lá kim
– Từ 3000m – 4000m : Đồng cỏ
– Từ 4000m – trên 5500m : Đồng cỏ núi cao
– Từ trên 5500m : Băng tuyết.
+sự phân bố các thảm thực vật ở sườn Tây dãy An-đét :
– Từ 0 -1000m : Thực vật nửa hoang mạc
– Từ 1000m – Trên 2000m : Cây bụi, xương rồng
– Trên 2500m – trên 3500m : Đồng cỏ , cây bụi .
– Trên 3500m – 5000m : Đồng cỏ núi cao
– Trên 5000m : Băng tuyết.
7.địa hình bắc mỹ :
Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản :
+ Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 – 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc – nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây – đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.
+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.
+ Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc – tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.
địa hình Nam Mỹ :
– Nam Mĩ có ba khu vực địa hình:
+ Dãy núi trẻ An-đét chạy dọc phía tây của Nam Mĩ. Đây là miền núi trẻ, cao và đồ sộ nhất châu Mĩ. Độ cao trung bình từ 3000 ra đến 5000 m, nhưng nhiều đỉnh vượt quá 6000 m, băng tuyết bao phủ quanh năm. Giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng, quan trọng nhất là cao nguyên Trung An-đet. Miền núi An-đet có độ cao lớn lại trải dài trên nhiều vĩ độ nên thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam và từ thấp lên cao, rất phức tạp.
+ Giữa là các đồng bằng rộng lớn. Phía bắc là đồng bằng Ô-ri-nô-cô hẹp. nhiều đầm lầy. Tiếp đến là đồng bằng A-ma-dôn, rộng và bằng phẳng nhất thế giới. Phía nam có đồng bằng Pam-pa và đồng bằng La-pla-ta, địa hình cao dần về phía dãy An-đet ; đây là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.
+ Phía đông là các sơn nguyên. Sơn nguyên Guy-a-na được hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành một miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng. Sơn nguyên Bra-xin cũng được hình thành từ lâu nhưng được nâng lên, bề mặt bị cắt xẻ ; rìa phía đông sơn nguyên có nhiều dãy núi khá cao xen các cao nguyên núi lửa ; đất tốt, khí hậu nóng và ẩm ướt nên rừng cây phát triển rậm rạp.
Câu 2: So sánh địa hình Bắc Mị và Nam Mĩ
* Giống nhau: đều gồm 3 khu vực địa hình:- núi cao ở phía tây
- đồng bằng ở giữa
- núi già, sơn nguyên ở phía đông
* Khác nhau
- ở Bắc Mĩ phía đông là núi già , ở Nam Mĩ là cao nguyên
- Hệ thống Cooc-đi-e ở Bắc Mĩ thấp hơn nhưng rộng hơn An-đét ở Nam Mĩ
- ở Bắc Mĩ đồng bằng trung tâm cao ở phía băc thấp dần về phía nam và đông nam. Nam Mĩ là chuỗi đồng bằng nối với nhau chủ yếu là đồng bằng thấp
Câu 3: Nêu đặc điểm dân cư châu Mĩ
- Đặc điểm dân cư:
+ Dân số : 948 triệu người (2012)
+ Mật độ dân số : thấp , trung bình 22 người/km2
+ Dân cư không bố không đồng đều giữa phía Bắc và Nam, phía Tây và Đông
+ Tăng dân số : nhanh
Câu 4: Nêu các ngành công nghiệp quan trọng của Bắc Mĩ. Những năm gần đây, sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì biến đổi như thế nào?
Các ngành công nghiệp của Bắc Mĩ là : sản xuất máy tự động, công nghiệp điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, sản xuất máy bay, tên lửa,…
– Những biến đổi trong sản xuất công nghiệp của Hoa Kì:
+ Cuối thế kỉ XIX, Hoa Kì rất chú trọng phát triển các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo máy công cụ, hoá chất, dệt, … Hiện nay các ngành công nghiệp truyền thống đang bị sa sút dần và các ngành công nghiệp có công nghệ kĩ thuật cao đang được phát triển rất nhanh như : sản xuất máy tự động, công nghiệp điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, hàng không vũ trụ, ..
+ Về mặt lãnh thổ : từ chỗ công nghiệp phân bố lập trung ở phía nam Hồ Lớn, vùng Đông Bắc ven Đại Tây Dương thì nay đang phát triển mạnh xuống phía nam và duyên hải Thái Bình Dương.
Câu 6: Giải thích vì sao có sự khác nhau về khí hậu, tự nhiên và thực vật giữa sườn đông và sườn tây An-đét. VD ?
Vì ở sườn Tây do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru(đây là một dòng biển lạnh, khi hơi nước từ biển vào gặp dòng biển này thì ngưng tụ tạo thành mưa, bởi vậy khi vào đất liền không còn hơi nước trở nên hanh và khô) bởi vậy ở sườn Tây mới có đai thực vật nửa hoang mạc.
Còn ở sườn Tây do ảnh hưởng của gió mậu dịch(gió tín phong) nên mới có thực vật nhiệt đới.
Câu 7: Nêu đặc điểm địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ
* Bắc Mĩ :
- Chia làm ba khu vực rõ rệt , kéo dài theo chiều kinh tuyến :
+ Phía Tây : hệ thống Cooc-đi-e
+ Ở giữa : miền đồng bằng
+ Phía Đông : núi già và sơn nguyên
* Nam Mĩ : có ba khu vực
- Phía Tây : núi cao
- Ở giữa : đồng bằng
- Phía Đông : sơn nguyên
Câu 2:
Giống: Phân bố các dạng địa hình tương tự nhau từ Đ -> T, giữa là vùng đồng bằng thấp trũng.
Khác:
-Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi.
Câu 3:
- Các luồng nhập cư vào châu Mỹ: người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Môn-gô-lô-ít, Nê-gơ-rô-ít, Anh, Pháp, Đức,... - Đặc điểm dân cư: + Dân số 528,7 triệu người (2007) + Mật độ dân số trung bình 20 người/km2 + Dân cư phân bố không đồng đều giữa phía Bắc và Nam, phía Tây và Đông, + Thành phần chủng tộc đa dạng. + Các chủng tộc châu Mĩ hòa huyết tạo nên thành phần người lai.Câu 4:
– Các ngành công nghiệp của Bắc Mĩ là : sản xuất máy tự động, công nghiệp điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, sản xuất máy bay, tên lửa,…
– Những biến đổi trong sản xuất công nghiệp của Hoa Kì:
+ Cuối thế kỉ XIX, Hoa Kì rất chú trọng phát triển các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo máy công cụ, hoá chất, dệt, … Hiện nay các ngành công nghiệp truyền thống đang bị sa sút dần và các ngành công nghiệp có công nghệ kĩ thuật cao đang được phát triển rất nhanh như : sản xuất máy tự động, công nghiệp điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, hàng không vũ trụ…
+ Về mặt lãnh thổ : Từ chỗ công nghiệp phân bố lập trung ở phía nam Hồ Lớn, vùng Đông Bắc ven Đại Tây Dương thì nay đang phát triển mạnh xuống phía nam và duyên hải Thái Bình Dương.