Câu 1: Dân cư trên thế giới thường tập trung ở khu vực nào? thưa thớt ở đâu ? tại sao ?
Câu 2 Nêu sự khác nhau cơ bản giữa các chủng tộc ơ-rô-pê-ô-it ;môn-gô-lô-it; lê-grô-it về hình thái bên ngoài của cơ thể và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.
Câu 3: Kể tên các môi trường ở đới nóng?Trình bày giới hạn và 1 số đặc điểm cơ bản của môi trường nhiệt đói gió mùa.
Câu 4 : Sức ép dân số tới tài nguyên môi trường ?Biện pháp tích cực để bảo vệ tài nguyên và môi trường?
Câu 5: Trình bày nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí, nước ở đới ôn hòa.
Câu 6: Đặc điểm khí hậu môi trường hoang mạc? Động thực vật ở đây như thế nào ?
Câu 7: Trình bày đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Phi.
Câu 8: Nguyen nhân làm cho châu Phi dẫn tới con đường nghèo đói và bệnh tật.
Câu 9: Cách vẽ 1 biểu đồ ( Hình cột, tròn, đường ).
~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ Mọi người giúp mình với ạ .......... Mình cảm ơn ~ ~ ~ ~~ ~ ~ ~ ~
câu 6:
Cực kì khô hạn, thể hiện ở lượng mưa rất ít và lượng bốc hơi cao. Tính chất khắc nghiệt của khí hậu thể hiện ở sự chênh lệch nhiệt độ hoá ngày và năm lớn.động vật sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá
câu 1:
Nơi tập chung dân cư đông: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Tây và Trung Âu, Tây Phi
Nơi thưa dân: Bắc Á, Bắc Âu, Bắc Mĩ, Bắc Phi, Trung Á
- Những nơi có điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện là nơi dân cư tập chung đông
- Những nơi có điều kiện sinh sống khó khăn như vùng núi, vùng sâu, vùng xa... dân cư thưa thớt
Câu 4:
Dân số đông gia tăng dân số nhanhđã đẩy nhanh độ khai thác tài nguyên làm suy thoái môi trường, diện tích rừng nagyf càng bị thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản cạn kiệt, thiếu nước sạch...
- Biện pháp:
+ Giamr tỉ lệ gia tăng tự nhiên
+ Phát triển kinh tế nâng cao đời sống và nhận thức của nhân dân
Câu 1:
Dân cư thế giới phân bố không đều.
- Giữa các bán cầu:
+ Giữa 2 bán cầu Bắc và Nam thì dốngố thế giới chủ yếu tập trung ở bán cầu Bắc.
+ Giữa 2 bán cầu Đông và Tây thì dân số thế giới chủ yếu tập trung ở bán cầu Đông.
+ Nguyên nhân:Do sự phân bố đất liền chênh lệch giữa các bán cầu với nhau.Châu Mỹ ở bán cầu Tây lại là nơi được phát hiện muộn nên có lịch sử khai thác muộn hơn các châu lục khác.
- Giữa các lục địa với nhau:Đa số dân cư tập trung ở lục địa á-Âu.
- Giữa các khu vực với nhau,cụ thể là:
+ Các khu vực thưa dân có mật độ dân số < 10 người/km2 là Bắc Mỹ(Canađa và phía Tây Hoa kỳ),Amadôn,Bắc Phi,Bắc á(Liên bang Nga),Trung á,Ôxtrâylia.
+ Các khu vực tập trung đông dân:Đông á,Đông nam á,Nam á,Tây và Trung Âu.
Sự phân bố dân cư không đều do tác động đồng thời của các nhân tố tự nhiên và KTXH.
* Nhân tố tự nhiên.
- Những nơi dân cư tập trung đông đúc thường là:
+ Các vùng đồng bằng châu thổ các con sông,có đất đai màu mỡ thuận lợi cho sản xuất,có địa hình bằng phẳng thuận tiện cho đi lại.
+ Các vùng có khí hậu ôn hoà,ấm áp,tốt cho sức khoẻ con người và thuận lợi cho các hoạt động sản xuất.
- Những nơi dân cư thưa thớt thường là:
+ Những nơi có địa hình địa chất không thuận lợi như vùng núi cao,đầm lầy…
+ Những nơi có khí hậu khắc nghiệt như nóng quá,lạnh quá hay khô quá…
* Nhân tố kinh tế-xã hội.
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
b. Đại cổ sinh cách đây 270 đến hon 285 triệu năm: vào 1/2 đầu đại Cổ sinh phần Bắc nền Phi bị lún xuống, biển bao phủ 1 vùng rộng lớn và bồi trầm tích khá dày gồm cuội kết, cát kết và đá phiến. Đến 1/2 sau đại Cổ sinh, các địa máng ở rìa TB và Cực Nam của lục địa chịu ảnh hưởng của chu kỳ tạo núi Hecxini( 55-57 triệu năm - cách đây từ 340 - 360 triệu năm) toàn bộ nền Phi được nâng lên, phần đông lục địa bị nứt vỡ hình thành vịnh biển Môdămbich và tách Madagaxca ra khỏi lục địa Phi.
c. Đại trung sinh 285 triệu - 137 triệu năm: vịnh Môdămbich vẫn tiếp tục mở rộng, đến giữa Trung sinh bờ Tây lục địa bị nứt vỡ tách Nam Mỹ ra khỏi lục địa Phi, dọc theo bờ Tây có hoạt động núi lửa mạnh và hình thành các quần đảo nằm rải rác dọc theo bờ như quần đảo Canari, Cápve, đảo Xao Tome.
d. Đại tân sinh khoảng cuối Paleogen(67 - 37 triệu năm cách nay) do ảnh hưởng chu kỳ tạo núi Anpo - Hymalaya, toàn bộ lục địa được nâng lên khỏi mực nước biển, vùng rìa Tây Bắc hình thành dảy núi Atlat, phần phía đông lục địa được nâng theo khối rất mạnh và kèm đứt gãy sâu hình thành hệ thống địa hào lớn kéo dài từ hồ Tử Hải qua Hồng Hải, vịnh Ađen, vịnh Đông Phi đến cửa sông Dămbedơ, những chỗ sâu nhất hình thành các biển và hồ lớn.
Liên quan với các đứt gãy sâu, ngày nay Đông Phi thường có động đất và núi lửa hoạt động mạnh. Hoạt động núi lửa tạo thành nhiều đỉnh núi cao như Kilimangiaro ( 5895 m ), Kênia (5199m ) Rovenzori ( 5120 m)... Ngoài ra, ở Tây Phi và Bắc Phi cũng còn ở 1 số nơi bị đứt gãy và có hoạt động núi lửa lớn như núi Cameron ở góc vịnh Ghinê hoặc núi Tusit trong khối Tibexti ở trung tâm Xahara.
a. Miền địa hình Tây Bắc: tương đối thấp so với miền ĐN, phần lớn có độ cao hon 200m, từ Bắc tới Nam có các miền địa hình sau:
Miền núi Atlat: là một hệ thống núi trẻ nằm ở phía TB Bắc Phi gồm nhiều dãy chạy song song theo hướng vĩ tuyến ( Atlat Ten, Atlat Xahara, Atlat cao, Atlat trung ) kéo dài khoảng 2.500 km qua các nước Tunidi, Angiêri, Maroc, cao trung bình 2.000 m, đỉnh cao nhất là Tupcan 4163m, giữa các dãy núi là những cao nguyên ít bị chia cắt.
Miền Xahara: kéo dài từ bờ Ðại Tây Dương đến Hồng Hải là một hoang mạc mênh mơng rộng lớn nhất thế giới và là một bộ phận của dải hoang mạc Á Phi. Về mặt địa chất Xahara là một miền nền Tiền cam và Cổ sinh, còn về mặt địa hình là miền mặt bàn nên đại bộ phậân có độ cao khoảng 200m, trừ miền trung Xahara có những cao nguyên cổ kéo dài từ Tây sang Đông với những khối núi khá cao trên đó có nhiều đỉnh nguồn gốc núi lửa, những khối núi quan trọng là Ahaga ( đỉnh Tahat 3003m ) Tibexti ( đỉnh Bacdai 3415m ).
Xung quanh những khối núi là những hoang mạc đá và hoang mạc cát mênh mông.
Phía Nam Xahara: là một miền tương đối thấp. bao gồm bồn địa Côngô, thung lũng sông Niger. thung lũng hồ Sát.
Ngoài những miền điạ hình trên, ven biển phía Bắc và phía Tây còn có một số đồng bằng nhỏ hẹp, quan trọng hơn cả là dãy đồng bằng ven vốnh Ghinê và đồng bằng thuộc Libi, Ai Cập nơi sản xuất lúa gạo, một số cây công nghiệp và là nơi tập trung đông dân cư vào loại nhất Châu Phi.
b. Miền địa hình Ðông Nam: là 1 miền đất cao bao gồm các cao nguyên phía Ðông, miền núi Nam Phi và một số cao nguyên, bồn địa phía Tây từ bán đảo Xômali đến hạ lưu song song Dămbedơ, cao trung bình khoảng 2000m, có đặc điểm là sườn đông tương đối dốc sườn phía tây thoải dần vào nội địa gồm cao nguyên Abixini, Taganiica, Nyasa. Rộng hơn cả là cao nguyên Tanganiica trên đó có đỉnh núi lửa đã tắt Kilimanjïaro 5895m cao nhất Châu Phi quanh năm tuyết phủ. Giữa cao nguyên Abixini và cao nguyên Xômali là dãi đất thấp và hồ đoạn tầng kéo dài từ Hồng Hải xuống đến hồ Nyasa, ngày nay vẫn còn xảy ra động đất và núi lửa.
Phía nam của hệ thống cao nguyên là dãy Drakenxbec là 1 hệ thống núi tương đối cao ( đỉnh cao nhất 3473m ) chạy song song với duyên hải đông nam Phi dốc ở phía đông, thoải ở phía tây.
Phía tây của dãy Drakenxbec là những cao nguyên xen kẽ với bồn địa: bồn địa Kalahari nằm lọt giữa Nam Phi, giữa bồn địa Công gô và bồn địa Kalahari là cao nguyên Luanđa và Katanga rộng lớn cao hon 1000m.
Hoang mạc trên thế giới phân bố chủ yếu ở dọc theo hai đường chí tuyến.
Nguyên nhân : Khu vực chí tuyến là nơi áp cao có lượng mưa rất ít nên dễ hình thành hoang
Câu 6:
Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc: lượng mưa rất ít; biên độ nhiệt năm rất lớn.
- Sự khác nhau về khí hậu giữa hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hoà qua 2 biểu đồ :
+ Hoang mạc đới nóng có biên độ nhiệt năm cao, nhưng mùa đông
ấm áp (khoảng trên 10°C) và mùa hạ rất nóng (khoảng trên 36°C).
+ Hoang mạc đới ôn hoà có biên độ nhiệt năm rất cao nhưng mùa hạ rất nóng khoảng trên 36°C
không quá nóng (khoảng 20°C và mùa đông rất lạnh (xuống tới - 24°C.
Theo nghiên cứu của tổ chức Nông Lương thế giới, sự tương tác giữa biến đổi khí hậu, nguồn nước và an ninh lương thực cho thấy nhiệt độ trái đất tăng lên sẽ đẩy nhanh chu kỳ thủy văn trên toàn cầu, làm tăng tốc độ nước bốc hơi, gây gián đoạn các mô hình mưa khắp châu Phi và các nơi khác trên thế giới, làm trầm trọng hơn tình trạng xói mòn đất đai và nạn sa mạc hóa. Những yếu tố trên khiến cho việc canh tác hay sản xuất ở khu vực này chưa bao giờ khởi sắc.
Có xuất phát điểm thấp cộng với những ảnh hưởng chung của những diễn biến khủng hoảng toàn cầu đã đẩy những quốc gia này đến gần hơn với bờ vực của đói nghèo tột cùng.
Sự biến động và giảm mạnh của hoạt động thương mại khiến cho nhu cầu của thế giới đối với các hàng hoá xuất khẩu Châu Phi giảm nghiêm trọng. - Khó khăn kinh tế toàn cầu khiến lượng ngoại hối người lao động Châu Phi gửi về nước giảm rất mạnh - Giá cả các loại hàng hoá là nguyên liệu thô trên thế giới giảm mạnh trong khi đây chính là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Châu Phi.
Câu 9:
Vẽ biểu đồ bằng compa , bằng thước hai lề,... nhưng phải đo trước
Câu 7: Trả lời:
a. Thời tiền Cambri cách đây hơn 370 triệu năm: phần lớn lục địa Phi được hình thành vào giai đoạn này được gọi là nền Phi ( 1 bộ phận của lục địa Gônvana rộng lớn tồn tại ở 1/2 cầu Nam từ thời tiền Cambri cho đến đầu Trung Sinh). Từ Trung Sinh trở đi lục địa Gônvana bộ nứt vỡ và tách ra thành nhiều mảnh, bao gồm lục địa Nam Mỹ, phần lớn lục địa Phi, phần Tây lục đia Uùc, bán đảo Arabi, bán đảo Ấn Độ và phần đông lục địa Nam cực, nền Phi có cấu tạo chủ yếu bằng đá kết tinh.
2. Địa hình
Châu Phi là một cao nguyên khổng lồ, cao trung bình khoảng 700m, độ cao tương đối đồng đều, trừ 1 vài miền ven biển phía Tây và miền đất thấp Bắc Phi, phần lớn diện tích Châu Phi cao hon 200m. Có thề chia địa hình Châu Phi thành 2 khu vực lớn với ranh giới là 1 đường thẳng kéo dài theo hướng TN - ĐB từ Benghela đến Macxauat.