Trần Quang Hiếu

Môi trường đặc điểm (vị trí địa lý, khí hậu, thực động vật, hoạt động kinh tế, vấn đề nảy sinh) của Đới nóng, Hoang mạc, Đới lạnh, Vùng núi

Mk cần gấp !!!!!!!!!

Bình Trần Thị
3 tháng 3 2017 lúc 19:00

- Môi trường đới nóng phân bố chủ yếu trong giới hạn của các vĩ tuyến 30°B và 30°N (giữa hai chí tuyến).

- Tên các kiểu môi trường của đới nóng: Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường hoang mạc.

+

Môi trường xích đạo ẩm
Nằm ở vị trí khoảng từ 5oB – 5oN.
1. Khí hậu
– Nóng, ẩm, biên độ nhiệt trong năm lớn, biên độ giữa ngày và đêm lớn
– Mưa nhiều, mưa quanh năm.
2. Rừng rậm xanh quanh năm
– Gió mùa ảnh hưởng lớn tới cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống của con người .
– Rừng có nhiều loài cây, mọc thành nhiều tâng rậm rạp và có nhiều loài chim thú sinh sống.
– Nam Á và Đông Nam Á là các khu vực thích hợp cho việc trồng cây lương thực (đặc biệt là cây lúa nước) và cây công nghiệp ; đây là những nơi sớm tập trung đông dân trên thế giới.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
3 tháng 3 2017 lúc 19:01

+ môi trường nhiệt đới :

1. Khí hậu
– Nằm vị trí khoảng vĩ độ từ 5oB và 5oN ở mỗi bán cầu về 2 đường chí tuyến.
– Đặc điểm:
+ Nóng quanh năm, có thời kì khơ hạn, cng gần chí tuyến thời kì khơ hạn cng di, bin độ nhiệt trong năm càng lớn. Lượng mưa và thảm thực vật thay đổi từ Xích đạo về chí tuyến.
+ Càng gần chí tuyến thì thời kì khô hạn càng kéo dài và biên độ nhiệt trong năm càng lớn.

Các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới
– Sông ngòi nhiệt đới có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn.
– Đất feralit đỏ vàng của miền nhiệt đới dễ bị xói mòn, rửa trôi nếu không được cây cối che phủ, canh tác không hợp lí.
– Cảnh quan rừng thay đổi từ rừng thưa sang đồng cỏ cao (xa van) và cuối cùng là bán hoang mạc. Động vật ở đây khá phong phú gồm nhiều loài.
– Vùng nbiệt đới có thể trồng được nhiều loại cây lươmg thực và cây công nghiệp, Đây là một trong những khu vực đông dân của thế giới.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
3 tháng 3 2017 lúc 19:01

+ môi trường nhiệt đới gió mùa :

Khí hậu
– Vị trí địa lí Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió mùa.
– Đặc điểm Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm nổi bật là nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường.

Các đặc điểm khác của môi trường
– Môi trường nhiệt đới gió mùa là kiểu môi trường đa dạng và phong phú .
– Gió mùa ảnh hưởng lớn tới cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống của con người .
– Nam Á và Đông Nam Á là các khu vực thích hợp cho việc trồng cây lương thực (đặc biệt là cây lúa nước) và cây công nghiệp ; đây là những nơi sớm tập trung đông dân trên thế giới .

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
3 tháng 3 2017 lúc 19:03

MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC :

1. Đặc điểm của môi trường
– Vị trí: Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.
– Khí hậu: Khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn.
– Nguyên nhân: Nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,…
– Hoang mạc đới nóng: Biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.
– Hoang mạc đới ôn hòa: Biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh.

2. Sự thích nghi của thực vật, động vật với môi trường
– Thực vật, động vật thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.
+ Thực vật: Một số lá biến thành gai hay lá bọc sáp, phần lớn có thân lùn, bộ rễ to và dài để hút nước dưới sâu, rút ngắn chu kì sinh trưởng.
+ Động vật: Ban ngay vùi mình trong cát, kiếm ăn ban đêm. Có khả năng chịu đói khát và đi xa tìm thức ăn nước uống.

1. Hoạt động kinh tế
– Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc sống trong hoang mạc là chăn nuôi du mục và trồng trọt trong các ốc đảo.
– Hoạt động kinh tế hiện đại: Ngày nay các tiến bộ kinh tế khoan sâu…con người đang tiến vào khai thác hoang mạc. Hoạt động du lịch cũng tương đối phát triển.

2. Hoang mạc ngày càng mở rộng
+ Nguyên nhân:
– Do cát lấn, do thời kì khô hạn kéo dài
– Do con người khai thác cây xanh quá mức, khai thác đất bị cạn kiệt ko được đầu tư cải tạo.
+ Hậu quả: Diện tích đất trồng bị thu hẹp.
+ Biện pháp:
– Khai thác nước ngầm bằøng giếng khoan sâu hay bằng kênh đào.
– Trồng cây gây rừng để chống lại cát bay và cải thiện điều kiện khí hậu.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
3 tháng 3 2017 lúc 19:04

MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH :

1. Đặc điểm của môi trường
+ Vị trí: Trải dài từ 2 vòng cực và 2 cực.
+ Đặc điểm khí hậu:
– Vô cùng lạnh lẽo (khắc nghiệt)
– Nhiệt độ TB < – 10oC, có nơi – 50oC, mùa hạ ngắn (2-3 tháng) nhiệt độ không quá 10oC, biên độ nhiệt lớn
– Lượng mưa ít, trung bình khoảng 200mm/năm.

1. Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc
– Hoạt động kinh tế cổ truyền là chăn nuôi và săn bắt thú có lông quý để lấy mỡ, thịt và da.
– Một số loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

2. Việc nghiên cứu và khai thác môi trường
– Ngoài kinh tế cổ truyền còn có kinh tế hiện đại như: khaithác khoáng sản (uranium, kimcương, đồng và dầu mỏ…)
– Ngày nay với kỹ thuật hiện đại con người đang nghiên cứu và khai thác đới lạnh .Tuy nhiên vấn đề lớn cần giải quyết là thiếu nhân lực và nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật quý.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
3 tháng 3 2017 lúc 19:05

MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI :

1. Đặc điểm của môi trường
– Khí hậu và thực vật vùng núi thay đổi theo độ cao và hướng sườn.
– Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như ở vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
– Môi trường vùng núi đang bị tác động mạnh gây suy giảm đa dạng sinh học.

2. Cư trú của con người
– Các vùng núi thường ít dân và là nơi cư trú của các dân tộc ít người.
– Các dân tộc ở miền núi châu Á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.
– Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở ở độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng, thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi.
– Ở vùng sừng châu Phi, người Ê-ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẻ. thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thuần tình sơn thủy
Xem chi tiết
Nguyên Thị Nami
Xem chi tiết
Cà Rốt
Xem chi tiết
nguyễn đức ngọc
Xem chi tiết
Quỳnh Như
Xem chi tiết
La Xuân Dương
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Minh
Xem chi tiết
quynh chau
Xem chi tiết
Bùi Tiến Hiếu
Xem chi tiết