Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Văn Minh

1.Hãy cho biết hiện trạng nguyên nhân,hậu quả của ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa ?

2.Nêu vị trí đặc điểm của hoang mạc?

3.Đặc điểm của môi trường đới nóng?

4.Đặc điểm của môi trường vùng núi?

5.Phân biệt lục địa và châu lục?

6.Trình bày sự phân bố các môi trường tự nhiên của châu Phi?

7.Nêu đặc điểm vị trí vị trí địa lý của châu Phi?Vị trí đó có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu?

Bình Trần Thị
25 tháng 12 2016 lúc 20:04

1. Ô nhiễm không khí:
a/ Nguyên nhân.
- Nguồn nhân tạo:Khí thải từ công nghiệp, phương tiện giao thông, bất cẩn khi sử dụng chất phóng xạ…
- Nguồn tự nhiên : Núi lửa phun, bão cát, cháy rừng…
b/ Hậu quả.
- Mưa axít..
- Hiệu ứng nhà kính.
- Thủng tầng ôzôn .
- Trái đất nóng lên.
- Tăng các bệnh về hô hấp.
- Băng tan nhanh đe dọa các thành phố ven biển.
c. Biện pháp.
Bằng sự hiểu biết cuả bản thân em hãy nêu một số giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm không khí
- Cắt giảm lượng khí thải.
- Kí nghị định thư Kiô tô.

Bình Trần Thị
25 tháng 12 2016 lúc 20:05

2.Hoang mạc trên thế giới phân bố chủ yếu ở dọc theo hai đường chí tuyến.

đặc điểm của khí hậu hoang mạc:
Cực kì khô hạn, thể hiện ở lượng mưa rất ít và lượng bốc hơi cao. Tính chất khắc nghiệt của khí hậu thể hiện ở sự chênh lệch nhiệt độ hoá ngày và năm lớn.

 

Bình Trần Thị
25 tháng 12 2016 lúc 20:06

3.Đặc điểm:

+ Gió thổi chủ yếu: Gió tín phong

+Lượng mưa trung bình năm: từ 1000mm đến trên 2000mm

+Nhiệt độ: Nóng quanh năm

Bình Trần Thị
25 tháng 12 2016 lúc 20:07

4.ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.

 

Bình Trần Thị
25 tháng 12 2016 lúc 20:07

5.Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu ki lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính. Trên thế giới có sáu lục địa là lục địa Á - Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô-xtrây-li-a. lục địa Nam Cực và bốn đại dương là Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo chung quanh. Sự phân chia này chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế. chính trị. Trên thế giới có sáu châu là châu Á, châu Au, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương và châu Nam Cực.

 

Thu Thuy
25 tháng 12 2016 lúc 20:09

Câu 2 Vị trí: dọc theo hai chí tuyến giữa 2 đại lục á âu, gần dòng biển lạnh

Đặc điểm tự nhiên: Khí hậu khô hạn khắc nghiệt , nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn .Hạ nóng đông lạnh .Sự thích nghi của động thực vật: thực vật cằn cỗi, thưa thớt .Động vật rất hiếm . Thực động vật tự hạn chế sự mất nước, tăng cường và dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể


 

Nguyễn Trần Thành Đạt
26 tháng 12 2016 lúc 22:52

Câu 2:

Hoang mạc trên thế giới phân bố chủ yếu ở dọc theo hai đường chí tuyến.
Nguyên nhân : Khu vực chí tuyến là nơi áp cao có lượng mưa rất ít nên dễ hình thành hoang

Nguyễn Trần Thành Đạt
26 tháng 12 2016 lúc 22:52

Câu 5:

-Giống: đều có biển & đại dương bao quanh
-Khác:+ Lục địa là khối đất liền rộng lớn có biển & đại dương bao quanh, lục địa căn cứ vào mặt tự nhiên
+ Châu lục bao gồm các lục địa & các đảo thuộc lục địa đó, châu lục căn cứ vào mặt lịch sử, kinh tế, chính trị

Nguyễn Trần Thành Đạt
26 tháng 12 2016 lúc 22:53

Câu 4:

ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.


Các câu hỏi tương tự
nguyễn đức ngọc
Xem chi tiết
Pham Phuong Anh
Xem chi tiết
Hoài An
Xem chi tiết
Dũng Ngô
Xem chi tiết
đậu phan khánh linh
Xem chi tiết
Phạm Khánh
Xem chi tiết
Khoi My Tran
Xem chi tiết
Linh Vũ Ngọc
Xem chi tiết
Bùi Tiến Hiếu
Xem chi tiết